Sức khỏe

Bé bị đau răng phải làm thế nào?

Bé bị đau răng là những than phiền mà hầu hết cha mẹ nào có con nhỏ đều phải trải qua. Đau răng là khi bé bị đau ngay trên hoặc xung quanh một cái răng nào đó. Có nhiều cách chữa đau răng, tuy nhiên, mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà chứ không nhất thiết phải đưa bé đi bệnh viện.

Đau răng thường là hậu quả của sâu răng hoặc đôi khi là một ổ nhiễm trùng. Sâu răng thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, mặc dù khả năng bị sâu răng cũng chịu một phần ảnh hưởng của di truyền.

Đôi khi, cơn đau tại răng thật ra là do đau ở những phần khác của cơ thể. Đây được gọi là đau quy chiếu hoặc đau lan. Ví dụ như bệnh lý gây đau tai đôi khi cũng có thể gây ra đau răng.

Triệu chứng đau răng

Đau răng và đau hàm là những than phiền rất thường gặp. Bé có thể cảm thấy một cơn đau nhẹ khi có áp lực trên răng hoặc khi răng tiếp xúc với vật nóng hoặc lạnh. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở mức độ dữ dội và kéo dài trên 15 giây sau khi tiếp xúc nóng, lạnh hoặc áp lực thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy có một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra ở răng. Nếu răng đang bị viêm nặng, cơn đau có thể lan ra má, tai hoặc hàm. Mẹ phải đưa bé đi khám răng nếu bé có các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Đau khi nhai

Be bi dau rang phai lam the nao hinh anh 1

Bé có thể cảm thấy đau răng khi nhai thức ăn

 

  • Nhạy cảm với nóng hoặc lạnh
  • Chảy máu răng hoặc tiết dịch xung quanh răng hoặc nướu
  • Sưng quanh răng, hàm hoặc má
  • Chấn thương ở vùng bị đau răng
  • Những dấu hiệu và triệu chứng này đôi khi có thể kết hợp với sâu răng hoặc bệnh lý của nướu (bệnh nha chu). Lỗ sâu răng hoặc viền đỏ xung quanh nướu răng có thể gợi ý nguồn gốc của cơn đau. Nếu ta chạm vào răng bị đau, nó có thể khiến cho cơn đau nặng lên. Dấu hiệu này sẽ cho ta biết răng nào có vấn đề mặc dù răng đó trông có vẻ bình thường.
  • Đau răng cần phải được chẩn đoán phân biệt với những cơn đau khác ở vùng mặt. Viêm xoang, đau tai, đau họng, hoặc chấn thương khớp thái dương hàm đều có thể bị nhầm lẫn với đau răng. Cảm giác đau từ một cấu trúc khác (đau quy chiếu) cũng có thể dẫn truyền qua dây thần kinh và do đó cũng có thể gây ra cảm giác đau ở răng hoặc hàm. Để xác định nguồn gốc của cơn đau và điều trị giảm đau, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ.

Nguyên nhân khiến bé bị đau răng

Các nguyên nhân phổ biến của đau răng gồm có:

  • Áp xe răng
  • Đau tai
  • Chấn thương hàm hoặc miệng
  • Nhồi máu cơ tim (có thể bao gồm đau hàm, đau cổ hoặc đau răng)
  • Viêm xoang
  • Sâu răng
  • Thức ăn giắt vào kẽ răng

Be bi dau rang phai lam the nao hinh anh 2

Cha mẹ cần biết rõ nguyên nhân khiến bé bị đau răng

Chẩn đoán đau răng bằng cách nào?

Nha sĩ sẽ tiến hành khám miệng, răng, nướu, lưỡi, họng, tai, mũi và cổ cho bé. Bé có thể sẽ cần phải chụp X-quang. Nha sĩ cũng có thể đề nghị thêm một số xét nghiệm khác tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ gây ra đau răng.

Cách chữa đau răng cho bé

Một số cách chữa đau răng thường dùng như trám bít lỗ sâu răng, nhổ răng, điều trị nội nha lấy tủy răng nếu đau răng dữ dội. Nếu bé có biểu hiện sốt hoặc sưng hàm, bác sĩ sẽ phải kê đơn thuốc kháng sinh.

Be bi dau rang phai lam the nao hinh anh 3

Đưa bé đến bác sĩ nha khoa khi cần thiết

Chăm sóc tại nhà

Khi bé bị đau răng, mẹ không nhất thiết phải đưa bé đến bệnh viện mà có thể chăm sóc tại nhà bằng cách cho bé dùng những loại thuốc giảm đau thông thường có bán ở hiệu thuốc như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil). Ngoài ra, mẹ nên tránh cho bé ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì nó có thể khiến cho tình trạng đau răng trở nên tệ hơn đấy.

Phòng ngừa đau răng

Để phòng ngừa sâu răng, hãy giữ vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, cho bé ăn chế độ ăn ít đường, sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng, chải răng thường xuyên với kem đánh răng có chứa fluor và làm sạch răng định kỳ ở các cơ sở chăm sóc răng. Trám sealant và fluor có thể góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng.




  1. Toothaches. Đọc thêm tại: <https://www.uichildrens.org/Adam/?/HIE%20Multimedia/1/003067>. [Ngày 16 tháng 8 năm 2015].
  2. Toothaches. Đọc thêm tại: <http://www.emedicinehealth.com/toothache/page2_em.htm>. [Ngày 16 tháng 8 năm 2015].
  3. Toothache. Đọc thêm tại: <http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/toothache/>. [Ngày 16 tháng 8 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com