Sức khỏe

Bệnh viêm cầu thận ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi phát hiện con bị viêm cầu thận, chắc hẳn cha mẹ sẽ rất lo lắng, nhưng điều đáng mừng là hầu hết trẻ sẽ tự hồi phục, hoặc được áp dụng nhiều biện pháp điều trị hiệu quả để giúp trẻ khỏi bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh viêm cầu thận ở trẻ em có thể dẫn đến suy thận và gây ra bệnh thận.

Thận chúng ta hoạt động như thế nào?                                         

Mỗi người có 2 quả thận, là hai cơ quan có hình hạt đậu, to cỡ nắm tay nằm ở hai bên hông lưng của cơ thể. Thận hoạt động rất nhiều và liên tục, chúng vừa gom chất thải vừa là một hệ thống xử lý đào thải các chất này ra khỏi cơ thể.

 Bệnh viêm cầu thận ở trẻ em có nguy hiểm không

Vị trí của 2 quả thận trong cơ thể

Cơ thể chúng ta không sử dụng tất cả mọi thứ chúng ta ăn hoặc uống vào, một phần trong số đó sẽ trở thành chất thải và được đưa vào máu cùng với các chất thải khác do các phản ứng hóa học trong cơ thể. Thận sẽ lọc máu và loại bỏ các chất thải, chất lỏng dư thừa này ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Việc lọc máu xảy ra trong cấu trúc nhỏ xíu ở thận gọi là Nephron. Mỗi thận có khoảng một triệu nephron. Thận cũng giúp điều hòa huyết áp, sản xuất hồng cầu, nồng độ canxi và khoáng chất khác của cơ thể. Nếu các cầu thận không hoạt động tốt, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe trong đó có bệnh viêm cầu thận.

 Bệnh viêm cầu thận ở trẻ em có nguy hiểm không hình ảnh 2

Cấu tạo của quả thận và nhiệm vụ chính của nó là lọc máu

Bệnh viêm cầu thận ở trẻ em là tình trạng các đơn vị nhỏ đảm nhiệm chức năng lọc máu trong thận (gọi là cầu thận) bị viêm, sưng và kích thích khiến cho thận làm việc không đúng cách. Từ đó dẫn tới ứ quá nhiều chất lỏng trong cơ thể khiến trẻ bị sưng mặt, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân và các triệu chứng khác.

Bệnh viêm cầu thận có thể cấp tính (xảy ra đột ngột) hoặc mạn tính (phát triển trong nhiều năm). Phương pháp điều trị cũng khác nhau tùy từng thể bệnh.

Thế nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm cầu thận?

Dưới đây là vài nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận ở trẻ em:

  • Bệnh viêm cầu thận do nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm A (vi khuẩn gây viêm họng).
  • Bệnh viêm cầu thận do các rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể hay các bệnh như nhiễm HIV, Lupus làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.
  • Bệnh viêm cầu thận do hậu quả của các bệnh làm ảnh hưởng đến hệ mạch máu như viêm mạch hoặc Henoch Schonlein ban xuất huyết.

Các bác sĩ thường có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh bệnh viêm cầu thận cấp tính, nhưng lại rất khó để xác định nguyên nhân của bệnh bệnh viêm cầu thận mãn tính. Và đôi khi, các bác sĩ không thể xác định được lý do tại sao bệnh nhân của mình lại mắc bệnh. Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ bị bệnh bệnh viêm cầu thận có thể là do di truyền từ cha mẹ mình, gọi là hội chứng Alport.

Triệu chứng bệnh bệnh viêm cầu thận ở trẻ em

Các dấu hiệu sớm của bệnh bệnh viêm cầu thận bao gồm:

  • Có máu trong nước tiểu (nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu) hoặc nước tiểu nổi bọt trong nhà vệ sinh.
  • Sưng xung quanh vùng mặt, mắt, mắt cá chân, chân và bụng, đặc biệt vào buổi sáng.
  • Cao huyết áp.

Với bệnh bệnh viêm cầu thận cấp tính: các triệu chứng đến đột ngột, có thể sau khi bị nhiễm trùng da hay một trường hợp viêm họng.

Còn với bệnh bệnh viêm cầu thận mạn tính: có thể mất đến vài năm để phát triển, một số người có thể không có triệu chứng gì cho đến khi được bác sĩ khám và phát hiện ra bệnh với những tổn thương thận không thể phục hồi.

Biến chứng của bệnh bệnh viêm cầu thận

Nếu bệnh viêm cầu thận không được phát hiện sớm và điều trị, trẻ có nguy cơ bị tổn thương thận hoặc suy thận. Các dấu hiệu cảnh báo của biến chứng suy thận:

  • Đi tiểu thường xuyên hơn hoặc giảm lượng nước tiểu.
  • Biếng ăn, buồn nôn và nôn dẫn đến sụt cân, mệt mỏi.

benh-viem-cau-than-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-hinh-anh3

Trẻ bị viêm cầu thận có thể cảm buồn nôn, nôn dẫn đến sụt cân và mệt mỏi
  • Chuột rút vào ban đêm
  • Da nhợt nhạt
  • Cao huyết áp, nhức đầu
  • Sưng phù do ứ chất lỏng trong các mô.

Mặc dù những triệu chứng này không chỉ do suy thận gây ra mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy con xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu nào trên đây, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân nhé.




  1. Kidney disease. Đọc thêm tại: <http://www.seattlechildrens.org/kids-health/teens/diseases-and-conditions/kidneys-and-urinary-system/kidney-disease/>. [Ngày 28 tháng 07 năm 2015]
  2. Glomerulonephritis. Đọc thêm tại: <http://www.seattlechildrens.org/kids-health/teens/diseases-and-conditions/kidneys-and-urinary-system/glomerulonephritis/?dn=seattlechildrens&kid=93447&cat_id=20170>. [Ngày 28 tháng 07 năm 2015]
  3. Glomerulonephritis. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/medical/kidney/glomerulonephritis.html#>. [Ngày 28 tháng 07 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com