Sự kiện nổi bật

Phòng ngừa và điều trị cảm cúm khi mang thai

Điều trị cảm cúm khi mang thai không hề đơn giản vì bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi. Do cảm cúm khi mang thai có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, mẹ nên phòng ngừa từ sớm bằng cách tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Vậy thì tiêm phòng cúm trong thời gian mang thai thì thế nào?

Tiêm phòng cảm cúm khi mang thai

Tiêm phòng cúm là sự lựa chọn tốt nhất giúp mẹ phòng bệnh cúm trong mùa cúm đang hoành hành, nó an toàn ngay cả khi mẹ đang mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, trong mùa cúm (thường tháng 10 tới tháng 3 năm sau), phụ nữ mang thai nào cũng nên tiêm phòng cúm và nằm trong nhóm những người cần ưu tiên tiêm phòng. Do đó, mẹ hãy trao đổi với các bác sĩ sản phụ về việc tiêm phòng cúm, nếu bác sĩ ấy không đề nghị thì mẹ hãy liên hệ với bác sĩ tổng quát để chích một mũi nhé!

Bi cum khi mang thai hinh anh

Phòng ngừa sớm tốt hơn phải điều trị cảm cúm khi mang thai

Vắc xin cúm phải được tiêm phòng trước mỗi mùa cúm hay ít nhất tiêm ngay đầu mùa cúm để được bảo vệ tốt nhất. Vắc xin này không có hiệu quả 100% vì nó chỉ bảo vệ mẹ chống lại các vi rút cúm được cho là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp mắc phải trong năm. Dù vậy, đó vẫn là một điều tuyệt vời giúp mẹ an toàn và tránh bị cúm khi mang thai. Và dù nó không ngăn chặn việc nhiễm cúm thì cũng sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tác dụng phụ của vắc xin không xảy ra thường xuyên và thường ở mức độ nhẹ.

Khi đi tiêm phòng cúm, hãy hỏi rằng liệu mẹ có thể tiêm loại vắc xin không chứa (hoặc ít) thimerosal không, và ưu tiên phương pháp chích đó chứ không phải dạng vắc xin xịt mũi (FluMist) nhé. Loại vắc xin xịt mũi được làm từ các vi rút cúm còn sống (có nghĩa là nó có thể gây ra cho mẹ một đợt cúm ở mức độ vừa) và điều này không được khuyến cáo ở các mẹ mang thai.

Điều trị cảm cúm khi mang thai như thế nào?

Nếu mẹ nghi ngờ mình đã bị cúm khi mang thai, hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác và gọi cho bác sĩ để điều trị, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển thành viêm phổi. Bác sĩ sẽ xác định mẹ có bị bệnh hay không bằng việc xét nghiệm.

Các xét nghiệm bao gồm sử dụng tăm bông ngoáy mũi (tốt nhất là trong 4 ngày đầu sau khi bị bệnh). Nếu mẹ ở nhà một mình thì phải có người kiểm tra sức khỏe của mẹ thường xuyên. Nếu mẹ tiếp xúc thân mật với những người bị cúm thì hãy gọi bác sĩ để trao đổi việc điều trị. Nhớ rằng những người bị cúm có khả năng lây lan từ những ngày trước khi họ có triệu chứng và tiếp tục lây lan tới một tuần sau khi họ bị bệnh.

Nếu mẹ bị cúm khi mang thai, việc điều trị thường theo triệu chứng với mục tiêu giảm sốt (có thể được khuyến cáo dùng acetaminophen), đau nhức và nghẹt mũi. Điều quan trọng mẹ cần làm là hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước – điều đó rất cần thiết cho việc ngăn ngừa sự mất nước. Bác sĩ sẽ quyết định mẹ có nên dùng thuốc kháng vi rút hay không. Thuốc kháng virus thường được kê đơn theo dạng viên, dịch uống hay dạng hít giúp ngăn chặn sự phát triển của vi trùng. Những thuốc này giúp mẹ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn và giúp các triệu chứng nhẹ hơn. Thuốc kháng vi rút để điều trị cảm cúm khi mang thai thường hoạt động hiệu quả nhất khi dùng trong vòng 2 ngày sau khi triệu chứng xuất hiện nhưng cũng có thể dùng cho những người có nguy cơ nhiễm cao (như mẹ mang thai) ngay cả khi đã trải qua 48 giờ.

Để có cách phòng chống cúm tốt nhất khi mang thai, mẹ tham khảo thêm bài Cách ngăn chặn cảm cúm khi mang thai hiệu quả.

Ngoài ra, khi mang thai mẹ còn có thể mắc nhiều bệnh khác nữa, mẹ xem thêm:

>> Bị viêm họng và bị sốt khi mang thai
>> Bị viêm xoang khi mang thai




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Sinusitis (natural remedies). Tham khảo tại: <http://www.babycentre.co.uk/a549318/sinu
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com