Nuôi con

Cách nuôi dạy con ở độ tuổi đi nhà trẻ khi bạn là bố mẹ kế

Khi bạn là bố/mẹ kế, dù bạn có mối quan hệ như thế nào với con riêng của chồng/vợ bạn, điều cần thiết là phải giữ sự giao tiếp cởi mở với bạn đời, thống nhất cách dạy con và đảm bảo rằng anh/cô ấy sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong cách nuôi dạy con riêng của mình và bạn là người hỗ trợ.

Nếu bạn là bố/mẹ kế, dù nhiệm vụ chính trong việc nuôi dạy con riêng của chồng/vợ không phải là bạn nhưng điều quan trọng nhất là hai bạn cần phải thống nhất với nhau về các quy định đặt ra cho bé. Chẳng hạn, nếu bé vi phạm thì bạn sẽ xử phạt bé thế nào? cũng như mức độ chăm sóc mà vợ chồng bạn dành cho bé, và điều không thể bỏ qua là vợ chồng bạn cần thống nhất cách duy trì mối quan hệ giữa bạn với những người khác, cụ thể là mối quan hệ của bạn (bố/mẹ kế) với ông bà của bé.

Như một quy luật, việc làm bố/mẹ kế và hỗ trợ bạn đời trong việc nuôi dạy bé ở độ tuổi đi nhà trẻ dễ hơn là với một bé lớn hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là việc nuôi dạy bé chẳng hề khó khăn. Những bé còn nhỏ (dưới 9 tuổi) dễ chấp nhận người bố/mẹ kế và có thể sẵn lòng thích ứng với việc có hai gia đình hơn dù sẽ là tốt nhất nếu các thói quen thường ngày được giữ giống như nhau ở cả hai nhà. Nhưng tất nhiên là các bé vẫn cần được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.

Chìa khóa để thiết lập mối quan hệ với con riêng của bạn đời là không quá tham vọng khi đòi hỏi bé phải yêu quý bạn (hay thậm chí là thích) ngay mà hãy cứ từ từ và xem các dấu hiệu từ bé.

Cách nuôi dạy con ở độ tuổi đi nhà trẻ khi bạn là bố mẹ kế

Bố/mẹ kế cần tiếp cận từ từ, đừng vội vàng vì các bé cần có thời gian làm quen

Một số trẻ cần ít thời gian để chấp nhận sự thay đổi – đặc biệt nếu tình thế làm bé đau buồn – vì vậy, quan trọng là bạn phải đặt ra những kỳ vọng mang tính thực tế. Dù bé sẽ luôn ở cùng bạn, tốt nhất là đừng nghĩ mình là người mẹ/bố “mới” của bé.

Bạn có thể trở thành một người khác có ý nghĩa đối với bé nhưng người mẹ/bố ruột vẫn sẽ luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong trái tim bé. Tương tự, đừng mong rằng gia đình “mới” của bạn sẽ tốt hơn hay thậm chí tương tự như gia đình bé từng có trước đó, chỉ là nó sẽ khác.

Một điều có thể giúp bạn cải thiện mối quan hệ với bé là cùng tham gia một hoạt động đặc biệt mà cả hai đều thích thú – có thể làm sổ lưu niệm những thứ bạn và bé tìm thấy khi đi dạo ngoài trời cùng nhau hoặc chỉ là xem chung những bộ phim yêu thích.

Thường thì một gia đình với con riêng nảy sinh vấn đề không phải là vì những đứa trẻ, mà vì những người lớn trong gia đình trở nên ghen tị hoặc bực bội với sự gắn bó của bé với mẹ/bố ruột hoặc cảm thấy bị từ chối bởi trẻ và người mẹ/bố kia của trẻ hoặc thậm chí cảm thấy tội lỗi vì lúc đầu đã phá vỡ gia đình cũ của bé.

Vì vậy, nếu bạn phải chịu đựng bất kỳ cảm xúc nào ở trên, quan trọng là bạn hãy thảo luận chúng với bạn đời và nếu anh/cô ấy không thể giúp bạn giải quyết vấn đề nuôi dạy con, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, như từ những gia đình có con riêng khác.




  1. Richard Woolfson, 2015, Your preschooler bible, Octopus Publishing Limited, 2nd edition, page 10
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com