Sức khỏe

Cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà cực hiệu quả

Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không cần dùng đến thuốc. Lý do là vì hầu hết bệnh tiêu chảy ở trẻ em là do virus gây ra và không có một loại thuốc đặc hiệu nào dùng để điều trị bệnh tiêu chảy do virus cả.

Trong trường hợp nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi một số loại vi khuẩn và kí sinh trùng thì có thể cho bé dùng các loại thuốc kê toa theo sự chỉ định của bác sĩ. Và tùy vào mức độ tiêu chảy nặng hay nhẹ của bé mà ba mẹ tùy cơ ứng biến nhé, dưới đây là một số gợi ý để ba mẹ tham khảo.

Cách trị tiêu chảy nhẹ cho trẻ

Nếu bé bị bệnh tiêu chảy nhẹ và không có dấu hiệu bị mất nước, không sốt cao, hoạt động bình thường và vẫn cảm thấy đói, thì ba mẹ chưa cần phải thay đổi chế độ ăn cho con đâu.

Còn nếu con bạn bị tiêu chảy nhẹ và kèm theo nôn mửa, cách trị tiêu chảy cho trẻ là thay thế chế độ ăn uống bình thường bằng chất điện giải cho đến khi hết nôn ói. Mỗi lần uống một ít và chia làm nhiều lần trong ngày để đảm bảo lượng nước và muối được duy trì bình thường trong cơ thể.

Trong hầu hết các trường hợp, giải pháp này chỉ nên duy trì từ 1 đến 2 ngày. Khi triệu chứng nôn mửa giảm xuống, dần dần quay lại chế độ ăn bình thường.

Ngoài ra, một trong những cách trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả là ba mẹ nên cấm con uống các thể loại nước ngọt, soda, trà,…vì các thức uống này không có sự pha trộn hợp lý giữa đường và muối, nên có thể làm cho bệnh tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn đấy!

cach-tri-tieu-chay-cho-tre-tai-nha-cuc-hieu-qua-hinh-anh1

Khi bé bệnh tiêu chảy nhẹ, mẹ không để bé dùng những thức uống nhiều đường.

Điều trị khi trẻ bị tiêu chảy nặng

Khi con rơi vào trạng thái cứ 1 đến 2 tiếng lại bị “Tào Tháo rượt” một lần hoặc có các dấu hiệu mất nước như:

  • Chơi ít hơn bình thường.
  • Đi tiểu không thường xuyên (đối với các bạn nhỏ sơ sinh thì tã ướt ít hơn 6 lần mỗi ngày).
  • Miệng khô, nứt nẻ.
  • Khi bé khóc, có ít hay không có nước mắt.
  • Thóp trũng (ở trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết đi).
  • Đi ngoài phân lỏng.

Thì lúc ấy ba mẹ nên gấp rút đưa con đến bác sĩ, đồng thời:

Không cho con ăn các thức ăn đặc trong vòng 24 giờ và tránh cho con uống những thứ có hàm lượng đường cao, chứa đường hóa học hay chứa hàm lượng muối cao (như các loại nước cốt thịt đóng hộp chẳng hạn).

Bạn cũng không nên cho con uống các thứ nước chứa hàm lượng muối quá thấp vào lúc này (như nước lọc, trà). Cách chữa tiêu chảy cho trẻ là ba mẹ nên cho bé sử dụng dung dịch điện giải – là loại dung dịch chứa muối và khoáng chất với độ cân bằng lý tưởng.

Nếu con rơi vào trường hợp bị mất nước nghiêm trọng, ba mẹ phải cho con nhập viện để được tiêm bù nước vào tĩnh mạch. Nhưng rất may là trẻ sơ sinh ít có khả năng bị bệnh tiêu chảy ở cấp độ nghiêm trọng.

Dù tình trạng bệnh tiêu chảy có xu hướng tệ hơn, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho bé bú sữa được và chỉ bổ sung các dung dịch điện giải theo yêu cầu của bác sĩ.

cach-tri-tieu-chay-cho-tre-tai-nha-cuc-hieu-qua-hinh-anh2

Bổ sung dung dịch điện giải là một trong những cách trị tiêu chảy cho trẻ.

Từ đầu đến giờ, chúng ta đã nhắc khá nhiều đến dung dịch điện giải rất nhiều, nhưng lượng nước và chất điện giải cần cung cấp như thế nào, bạn đã biết chưa? Mekhonghoanhao.com sẽ cung cấp ngay và luôn cho các bạn bảng ước tính lượng nước và chất điện giải được yêu cầu trong cơ thể theo cân nặng đây nhé:

Bảng ước tính lượng nước và chất điện giải

Cân nặng (kg) Lượng chất lỏng tối thiểu cần cho cơ thể mỗi ngày (ml) Lượng dung dịch điện giải cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khi bị bệnh tiêu chảy nhẹ (ml)
2.7 – 3.15 300 480
4.95 440 690
9.9 740 1180
11.7 840 1300
14.85 950 1500
18 1120 1800

Ở trên là lượng chất lỏng tối thiểu mà một trẻ nhỏ bình thường cần được đảm bảo. Nhưng thường thì các mẹ nên cho con uống nhiều hơn mức đó. Khi tình trạng bệnh tiêu chảy của bé đỡ hơn và sức khỏe có chiều tiến triển, mẹ có thể cho con ăn thêm các loại thực phẩm như sốt táo, lê, chuối,…

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần cho các bạn nhỏ bú bình thường và tăng thêm số lần bú. Với các bé uống sữa công thức, thì mẹ có thể pha loãng sữa bằng cách tăng gấp đôi lượng nước bình thường để giảm nồng độ của sữa. Đến khi bệnh tiêu chảy đã được cải thiện, thì mẹ pha sữa trở lại như bình thường cho con.

Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể ngưng cho các bạn uống loại sữa đang dùng từ 1 – 2 ngày cho đến khi bệnh tiêu chảy có dấu hiệu được cải thiện.

Đối với các trẻ lớn hơn, khi tình trạng nôn mửa và bệnh tiêu chảy đã đỡ rồi, mẹ có thể cho con ăn:

  • Cháo, súp nấu với thịt nạc, cà rốt, nấu nhừ và loãng hơn bình thường. Được cho ăn nhiều bữa trong ngày (6 – 8 bữa/ngày)
  • Bánh mì nướng
  • Khoai tây
  • Ngũ cốc

Khi bé đã đỡ tiêu chảy, thì mẹ dần chuyển cho bạn qua chế độ ăn uống như bình thường nhé!

Các thực phẩm cần tránh trong thời gian trẻ bị tiêu chảy gồm:

  • Nước ngọt, soda, trà, nước cốt gà, rau câu,…
  • Các loại bánh kẹo, thức ăn chứa nhiều đường.
  • Các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê,…

Bạn không cần thiết phải hạn chế con ăn trong vòng đúng 24 tiếng, vì lúc này bé cần được bổ sung những loại dinh dưỡng cần thiết giúp hồi phục sức khỏe. Sau khi ăn uống trở lại bình thường, có thể phân bé vẫn còn hơi lỏng nhưng mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.

Khi bé thèm ăn hơn, đi tiểu thường xuyên hơn, đồng thời những dấu hiệu của tình trạng mất nước đang dần mất đi, cũng có nghĩa là sức khỏe của bé đang dần khá lên đấy.

cach-tri-tieu-chay-cho-tre-tai-nha-cuc-hieu-qua-hinh-anh3

Khi bé bị tiêu chảy nặng, mẹ cần đưa bé đến bác sỹ ngay

Với những bạn nhỏ bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần (tiêu chảy mạn tính) thì có thể bé đang mắc phải một vấn đề nghiêm trọng hơn ở ruột. Khi bệnh tiêu chảy kéo dài dai dẳng, các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân và để bảo đảm rằng con bạn không bị suy dinh dưỡng.

Còn nếu như bé có chiều hướng bị suy dinh dưỡng, thì các bác sĩ sẽ tư vấn cho ba mẹ chế độ ăn uống đặc biệt hay loại sữa công thức đặc biệt dành cho con.

Ở những bạn nhỏ mới biết đi, nếu như bé uống quá nhiều nước trái cây hay đồ uống có đường thì đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh tiêu chảy nhưng không ảnh hưởng đến tình trạng thèm ăn, sự tăng trưởng, cũng không gây ra tình trạng mất nước.

Dù không quá nguy hiểm, nhưng cách trị tiêu chảy cho trẻ tốt nhất là ba mẹ cần hạn chế uống các loại nước ngọt, thay vào đó là uống nước lọc bình thường nhé.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để hạn chế tình trạng trẻ bị tiêu chảy, mời mẹ tham khảo bài viết: Làm sao bảo vệ bé khỏi bệnh tiêu chảy ở trẻ em để hiểu hơn về bệnh tiêu chảy ở trẻ em và có cách phòng ngừa cho bé.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Diarrhea. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  2. Diarrea. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/medical/digestive/diarrhea.html#> [Ngày 16 tháng 10 năm 2014]
  3. Diarrea. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003126.htm>. [Ngày 16 tháng 10 năm 2014].
  4. Duy trì môi trường vi sinh vật khỏe mạnh trong cơ thể. Đọc thêm tại: <http://ungbuouvietnam.com/duy-tri-moi-truong-vi-sinh-vat-khoe-manh-trong-co-the/>. [Ngày 16 tháng 10 năm 2014].
  5. Trẻ tiêu chảy cấp, Nên ăn gì- kiêng gì. Đọc thêm tại: <http://suckhoedoisong.vn/me-va-be/tre-tieu-chay-cap-nen-an-gi-kieng-gi-20140713210059936.htm>. [Ngày 16 tháng 10 năm 2014].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com