Mẹ đảm

Liệu cuộc sống của tôi có thay đổi khi trở thành cha?

Có vợ rồi sinh con, đó là quy luật của tạo hóa mà người đàn ông nào cũng sẽ trải qua. Nhưng thú thật, cảm giác lần đầu làm cha – người sẽ chăm sóc, nuôi nấng một đứa bé yếu ớt cho tới khi chúng trưởng thành – thật khác xa với cảm xúc lấy vợ rồi làm chồng.

Thật sự là vai trò làm cha đã và sẽ thay đổi cuộc sống của bất kỳ người đàn ông nào, tuy nhiên có lẽ những ai sắp làm cha đều sẽ trải qua những lo lắng phổ biến thường gặp.

Tôi sẽ thành một người cha tốt chứ?

Không một người sắp làm cha nào mà không có nỗi lo này trong danh sách 10 nỗi lo hàng đầu cả. Để giúp vượt qua điều này thì hãy đọc bài: Lần đầu làm cha.

Mối quan vệ vợ chồng có thay đổi không?

Gần như mọi cặp đôi vừa mới làm cha mẹ đều có những thay đổi trong chuyện vợ chồng kể từ khi em bé xuất hiện.

Lường trước sự thay đổi thực tế này trong lúc thai nghén là bước đầu quan trọng trong việc đối mặt với những ảnh hưởng đến chuyện gần gũi của vợ chồng sau khi vợ sinh. Mọi chuyện sẽ không còn đơn giản là chuyện riêng tư của hai vợ chồng nữa kể từ lúc đứa bé từ bệnh việc trở về thì sự gần gũi tự nhiên và hoàn toàn riêng tư của cả hai sẽ trở nên vô cùng quý giá, và thường không thể có những cơ hội như trước đây nữa.

cam-giac-lan-dau-lam-cha-the-nao-hinh-anh1

Mối quan hệ vợ chồng sẽ thay đổi sau khi có con?

Nhiều khi bạn phải lên kế hoạch từ trước để có được giây phút lãng mạn (tranh thủ lúc em bé ngủ) để dành thời gian bên nhau. Ban có thể làm một bữa ăn tối muộn cho vợ, “cáo từ” với bạn bè để về sớm bên vợ con hay dành một buổi tối hẹn hò mỗi tuần…sẽ cải thiện mối quan hệ vợ chồng trở nên tốt đẹp hơn.

Thực sự là có nhiều cặp vợ chồng lại cảm nhận được khi có con nhỏ thì mối quan hệ gia đình sẽ được củng cố, gắn bó và cải thiện, giúp cả hai gần nhau hơn trước khi có con.

Vợ chồng phân chia việc chăm sóc con như thế nào?

Làm cha mẹ là công việc của cả hai, nhưng điều đó không có nghĩa rõ ràng là cách phân chia công việc sẽ như thế nào khi có con. Đừng đợi cho tới khi lần đầu tiên trẻ cần phải thay tã ngay lúc nửa đêm hay cho trẻ tắm thì bạn mới quyết định tới câu hỏi này.

Hãy bắt đầu chia công việc bây giờ một cách công bằng. Một số chi tiết của kế hoạch có thể thay đổi khi bắt tay vào làm trong thực tế (vợ quyết định cho con tắm rửa nhưng thực tế là các ông tắm cho con tốt hơn chẳng hạn), nhưng việc khám phá ra những thay đổi đó sẽ làm các ông cảm thấy tự tin hơn về cách chăm sóc em bé sau này.

Công việc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Điều này còn dựa vào lịch trình làm việc của mỗi người. Nếu hiện tại cộng việc của bạn tốn nhiều thời gian và có ít thời gian nghỉ, bạn có thể cần (và muốn) thay đổi một số điều để ưu tiên việc làm cha.

Mà cũng không cần đợi cho tới khi chính thức trở thành một người cha, bạn hãy nghĩ về việc dành thời gian rãnh ngay từ bây giờ để đưa vợ đang hết sức mệt mỏi do mang thai đi khám bác sĩ.

Hãy bắt đầu tạm gác bỏ việc phải dành 12 tiếng đồng hồ tại công ty để ở nhà chăm lo cho vợ, làm cho vợ cười cũng là cách để nàng thư giãn tinh thần và em bé sẽ cảm nhận được hạnh phúc của gia đình.

cam-giac-lan-dau-lam-cha-the-nao-hinh-anh2

Hãy tạm gác công việc để giúp vợ thư giãn thay vì cứ suy nghĩ lung tung bố à

Nếu có thể thì bạn hãy từ chối các chuyến đi công tác hay lượng công việc nhiều trong suốt hai tháng trước và sau khi bé ra đời. Và hãy cân nhắc đến việc nghỉ phép để lo việc chăm sóc bé trong những tuần đầu sau sinh.

Chúng tôi sẽ phải từ bỏ sở thích cá nhân?

Một số ông bố lo lắng rằng việc làm cha sẽ giết chết tuổi trẻ của mình. Gắn liền với nỗi sợ khi phải trở thành “một người có trách nhiệm” là mối bận tâm rằng mình sẽ không thể gặp gỡ bạn bè, đi ăn chơi hay làm bất cứ việc gì ngoại giao mà người đàn ông thích.

Có lẽ bạn không phải từ bỏ những hoạt động thường ngày hay cuộc sống xã giao của mình, nhưng nên có những sự điều chỉnh. Việc làm cha không có nghĩa là người chồng không bao giờ được đi chơi mà chỉ mất nhiều sự nỗ lực và cần sắp xếp thời gian hơn thôi. Vợ chồng nên lấy em bé làm trung tâm và sẵn sàng cho một số thói quen sống khi xưa sang một bên.

Có thể bạn sẽ nuối tiếc nếu những buổi tiệc tùng, xem phim hay chơi tennis trong quá khứ, bữa tối lãng mạn chỉ có hai người giờ trở nên ồn ào bởi tiếng trẻ quấy khóc. Bạn cũng sẽ giật mình khi thấy mình dần rời xa đám bạn vì phải ở nhà chăm con.

Nhưng điều cấn nhất là  bạn hãy cân nhắc để thay đổi bản thân, từ giã bớt một số thú tiêu khiển và dành thời gian cho hạnh phúc gia đình sao cho hợp lý.

Tôi có đủ khả năng tài chính cho một gia đình lớn hơn?

Có con đồng nghĩa với việc tài chính sẽ cần phải cân nhắc lại. Trước đây chỉ hai vợ chồng bạn với hai nguồn thu nhập, có lẽ bạn cảm thấy mình có chút “dư dả”, nhưng khi em bé ra đời bạn sẽ cuốn theo bao nhiêu nhu cầu của trẻ từ sữa, tã lót, thức ăn….cho đến khi trẻ lớn hơn thì bao nhiêu chi phí học tập, vui chơi lại cứ thế phát sinh.

Do đó, những bậc cha mẹ tương lai cần phải xem xét thật kỹ về vấn đề tài chính của gia đình, đặc biệt người chồng thường được xem là trụ cột gia đình nên việc kiếm tiền trang trải cho gia đình thường đè nặng lên vai họ. Bạn có thể chi tiêu các khoản khác tiết kiệm hơn để bù lại một phần thu nhập dành cho con như thay quần áo hàng hiệu bằng thói quen dùng hàng rẻ tiền hơn….

Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là hãy có một tư duy tích cực, thay vì nghĩ đến những điều sẽ mất đi mà bạn nên nhìn về cuộc sống mới với một thành viên nhỏ bé xuất hiện sẽ mang lại nhiều niềm vui cho tổ ấm của bạn.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. 5 Common Fears About Fatherhood. Tham khảo tại: <http://www.parents.com/pregnancy/considering-baby/dads/5-common-fears-about-fatherhood/>. [Ngày 23 tháng 01 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com