Sức khỏe

Chẩn đoán và điều trị rối loạn hoảng sợ

Việc chẩn đoán rối loạn hoảng sợ (một dạng của rối loạn lo âu) ở trẻ có thể khá khó khăn. Nhưng việc đánh giá chính xác sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho quá trình điều trị, gồm dùng thuốc và trị liệu tâm lý, cho trẻ.

Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ

Việc chẩn đoán rối loạn hoảng sợ ở trẻ có thể khá khó khăn. Trẻ có thể sẽ phải đi khám bác sĩ nhiều lần và thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Sau khi đã được chẩn đoán và đánh giá chính xác thì việc điều trị cho rối loạn hoảng sợ sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có biểu hiện các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ thì trước tiên nên được đánh giá bởi bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi. Nếu kiểm tra không thấy dấu hiệu của bất kì bệnh lý hay rối loạn cơ thể nào gây ra triệu chứng hiện tại thì trẻ sẽ được chuyển sang đánh giá chuyên sâu toàn diện bởi một bác sĩ tâm thần nhi.

Chan doan va dieu tri roi loan hoang so hinh anh

Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ

Như vậy, việc chẩn đoán rối loạn hoảng sợ sẽ được diễn ra ngay sau khi loại trừ được những bệnh lý cơ thể, cũng như các rối loạn tâm thần khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và stress sau sang chấn. Theo đó, chuyên gia sẽ chẩn đoán mắc rối loạn hoảng sợ nếu ở trẻ xuất hiện các cơn hoảng loạn đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần, đồng thời theo sau mỗi cơn là vài tháng biểu hiện các triệu chứng gồm: lo ngại về khả năng xảy ra các cơn hoảng loạn sau này; lo sợ những tác động từ mỗi cơn hoảng loạn đó, bao gồm cảm giác bị lên cơn đau tim hay muốn “phát điên” lên; và một sự thay đổi đáng kể trong các hành vi thường ngày sau cơn, ví dụ như trẻ né tránh những địa điểm gắn liền với cơn hoảng loạn.

Điều trị rối loạn hoảng sợ

Việc điều trị rối loạn hoảng sợ có thể sẽ thành công và thường có một liệu trình bao gồm dùng thuốc và trị liệu tâm lý cho trẻ.

  • Tâm lý trị liệu. Bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi đối với trẻ để bắt đầu giảm các hành vi mang tính tiêu cực và né tránh của trẻ. Một dạng khác là liệu pháp tiếp xúc, có nghĩa là trẻ sẽ được học cách tiếp cận những ý nghĩ có thể khiến trẻ lo lắng qua những tình huống đi kèm.
  • Dùng thuốc. Rất nhiều nhóm thuốc có thể điều trị những hậu quả mà cơn hoảng loạn gây ra cho trẻ. Thuốc chống trầm cảm là một loại thuốc đã được chứng minh có hiệu quả. Benzodiazepines (Xanax) cũng có thể được sử dụng, dù những loại thuốc này có thể có nguy cơ lệ thuộc thuốc.

Dùng thuốc và trị liệu tâm lý cũng có hiệu quả tích cực đối với các dạng rối loạn lo âu khác.

Xem thêm:
Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em và thanh thiếu niên
Hỗ trợ khi trẻ có rối loạn hoảng sợ



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Panic Disorder in Children and Teens. Đọc thêm tại:<http://www2.massgeneral.org/schoolpsychiatry/info_panicdisorder.asp>. [Ngày 10 tháng 10 năm 2015].
  2. Panic Disorder. Đọc thêm tại:<http://www.childmind.org/en/health/disorder-guide/panic-disorder>. [Ngày 10 tháng 10 năm 2015].
  3. Panic Disorder in Children and Adolescents. Đọc thêm tại:<http://www.aacap.org/AACAP/Families_and_Youth/Facts_for_Families/FFF-Guide/Panic-Disorder-In-Children-And-Adolescents-050.aspx>. [Ngày 10 tháng 10 năm 2015].
  4. Panic disorder. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/anxiety-panic/guide/mental-health-panic-disorder#1>. [Ngày 10 tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com