Sức khỏe

Điều trị chứng câm chọn lọc ở trẻ em

Để điều trị chứng câm chọn lọc ở trẻ em – một dạng của rối loạn lo âu,  cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng gữa bác sĩ, gia đình và nhà trường. Trong đó, vai trò của cha mẹ cực kỳ quan trọng.

Điều trị chứng câm chọn lọc ở trẻ em như thế nào?

Để điều trị chứng câm chọn lọc, loại hình trị liệu được cung cấp bởi các chuyên gia bệnh học ngôn ngữ (SLP) sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ. Chương trình điều trị được kết hợp nhiều chiến lược, và điều này cũng phụ thuộc vào những nhu cầu của mỗi cá nhân.

Chuyên gia bệnh học ngôn ngữ sẽ đề ra một chương trình trị liệu về hành vi, tập trung vào những vấn đề cụ thể về ngôn ngữ và lời nói của trẻ, cũng như phối hợp với giáo viên của trẻ. Chương trình trị liệu về hành vi này bao gồm:

Làm phai dần kích thích: Theo kĩ thuật này, trẻ sẽ tham gia vào một tình huống thư giãn với người nào đó mà trẻ có thể tự do thoải mái nói chuyện, rồi sau đó từ từ giới thiệu một người mới để cùng tham gia vào cuộc nói chuyện.

Định hình: Kĩ thuật này sử dụng phương pháp tiếp cận có cấu trúc để củng cố tất cả những nỗ lực của đứa trẻ để giao tiếp (ví dụ như những cử chỉ, giọng nói to hay tiếng thầm thì) cho đến khi đạt được giọng nói có thể nghe thấy được rõ ràng.

Kĩ thuật tự làm mẫu: Trong kĩ thuật này, trẻ sẽ được hướng dẫn xem những băng ghi hình về chính mình đang thực hiện hành vi mong muốn nào đó (như tình huống giao tiếp hiệu quả khi ở nhà) để tạo thuận lợi cho sự tự tin và khả năng thực hiện lại hành vi này trong lớp học hoặc ở những bối cảnh trước đây thường diễn ra biểu hiện của chứng câm chọn lọc.

dieu-tri-chung-cam-chon-loc-o-tre-em-hinh-anh1

Có thể điều trị chứng câm chọn lọc bằng chương trình trị liệu về hành vi.

Nếu xuất hiện những vấn đề cụ thể về âm nói và ngôn ngữ thì nhà trị liệu bệnh học ngôn ngữ sẽ xác định vấn đề khiến cho chứng câm chọn lọc của bé nặng hơn, sau đó sử dụng các hoạt động đóng vai giúp trẻ củng cố niềm tin để nói chuyện với những đối tượng khác nhau trong một loạt các bối cảnh đa dạng.

Ngoài ra, họ cũng sẽ hỗ trợ thêm những trẻ không chịu nói chuyện vì trẻ thường cảm thấy giọng nói của mình “nghe có vẻ rất buồn cười”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ kết hợp với giáo viên của trẻ mắc chứng câm chọn lọc để thực hiện các hành động như:

  • Khuyến khích trẻ giao tiếp và giúp trẻ làm giảm nỗi lo lắng về việc nói chuyện;
  • Thành lập các nhóm làm việc nhỏ và ít gây lo ngại cho trẻ;
  • Giúp trẻ giao tiếp với bạn bè trong nhóm, trước tiên là dùng những phương pháp không lời (những dấu hiệu, thẻ viết chữ) rồi từng bước giúp trẻ có thể nói chuyện được;
  • Làm việc với trẻ, gia đình và giáo viên để thực hành những hành vi giao tiếp đã học vào trong các tình huống nói chuyện khác.

Về thuốc điều trị

Thuốc chỉ thật sự phù hợp với những trẻ lớn và trẻ vị thành niên có tình trạng lo lắng dẫn đến trầm cảm hay những vấn đề khác. Thuốc không phải là một sự lựa chọn thay thế cho những thay đổi về môi trường hay cho các biện pháp tiếp cận về hành vi được nêu ở trên.

Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm được chỉ định đi kèm theo chương trình điều trị có thể giúp làm giảm các mức độ lo âu và đẩy nhanh tiến trình điều trị, đặc biệt là trong trường hợp trước đó trẻ không thể đáp ứng với việc trị liệu.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp con?

Nếu không được quan tâm điều trị, chứng câm chọn lọc có thể dẫn đến tình trạng cô lập, sự tự tin thấp và rối loạn lo âu xã hội. Điều này có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và thậm chí đến tuổi trưởng thành nếu không được can thiệp giải quyết. Nếu được chẩn đoán sớm khi còn nhỏ và có sự quản lý phù hợp thì trẻ có thể vượt qua rối loạn câm chọn lọc một cách hiệu quả.

dieu-tri-chung-cam-chon-loc-o-tre-em-hinh-anh2

Cha mẹ cần hiểu về chứng câm chọn lọc để giúp con.

Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ nếu có con bị câm chọn lọc:

  • Đừng gây áp lực hoặc tìm cách mua chuộc để khuyến khích con nói chuyện
  • Hãy bày tỏ với con rằng cha mẹ hiểu con đang sợ hãi việc phải nói chuyện hay có những khó khăn trong việc nói ra điều gì đó ở một số thời điểm.
  • Đừng khen ngợi một cách công khai khi con nói chuyện, vì điều này có thể làm cho trẻ bối rối. Hãy chờ cho đến khi chỉ có riêng cha mẹ với con, lúc đó mới đưa ra ý kiến xem nên khen thưởng đặc biệt cho những nỗ lực của trẻ như thế nào.
  • Hãy trấn an con rằng việc giao tiếp không lời (như mỉm cười, vẫy tay chào) là rất tốt và con có thể sử dụng cho đến khi cảm thấy sẵn sàng để nói chuyện.
  • Đừng né tránh những buổi tiệc hay những chuyến viếng thăm họ hàng, đồng thời cũng xem xét những thay đổi cần thiết về môi trường để làm cho các tình huống giao tiếp trở nên thoải mái hơn với trẻ.
  • Hãy thuyết phục bạn bè và người thân cho trẻ thời gian để bắt đầu việc giao tiếp theo tốc độ riêng của trẻ và nên tập trung vào những hoạt động khác thay vì chờ đợi trẻ nói chuyện.
  • Hãy giúp con cảm nhận tình yêu thương, sự hỗ trợ và kiên nhẫn, cũng như những lời động viên chân thành.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Selective Mutism. Đọc thêm tại: <http://www.asha.org/public/speech/disorders/SelectiveMutism/>. [Ngày 21 tháng 9 năm 2015]
  2. Selective Mutism – NHS Choices. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/conditions/selective-mutism/Pages/Introduction.aspx>. [Ngày 21 tháng 9 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com