Mang thai tháng thứ 7-8-9

Giảm đau khi sinh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng là một trong các phương pháp giúp phụ nữ mang thai giảm đau trong quá trình sinh con và khá an toàn vì thuốc gây tê được tiêm trực tiếp vào vùng cột sống. Nhưng nếu quyết định chọn phương pháp này, bạn cần tìm hiểu kỹ một số thông tin và thao tác nhé.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có an toàn?

Rặn đẻ không phải lúc nào cũng khiến bạn đau. Thực chất, nhiều phụ nữ nói rằng họ có thể rặn hiệu quả khi áp dụng phương pháp , làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá thông báo khi cơn co thắt xuất hiện để bạn có thể rặn hiệu quả.

Hơn hai phần ba các phụ nữ chuẩn bị vượt cạn ở các bệnh viện chọn phương pháp giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng này. Sự an toàn (giảm đau hiệu quả chỉ với một lượng nhỏ thuốc), dễ dàng quản lý kiểm soát, và hiệu quả dễ chịu trên người dùng (chỉ gây tê phần dưới cơ thể, giúp bạn vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình sinh nở và duy trì độ minh mẫn để ngắm bé yêu ngay sau lúc sinh) là những lý do chính mà phương pháp này ngày càng được ưa chuộng và phổ biến.

Ngoài ra, gây tê ngoài màng cứng còn được nhận định là an toàn hơn cho bé yêu của bạn so với việc dùng thuốc gây mê/tê khác. Thuốc gây tê ngoài màng cứng được tiêm trực tiếp vào vùng cột sống (chính xác là vào khoảng giữa các dây chằng bao quanh cột sống và lớp màng bảo vệ tủy sống), vì vậy phương pháp gây mê/tê khác.

Và một tin tốt lành nữa là việc có thể được tiến hành bất cứ lúc nào bạn yêu cầu – không cần phải đợi đến khi âm đạo giãn ra 3 hoặc 4 cm. Các nghiên cứu cho thấy việc thực hiện gây tê màng cứng sớm không làm tăng nguy cơ phải chuyển sang sinh mổ hay làm chậm quá trình sinh nở như nó vẫn từng bị nghĩ như vậy.

Thậm chí nếu tiến trình sinh nở có chậm đi đôi chút do gây tê màng cứng thì bác sĩ của bạn có thể dùng Pitocin (một loại hormone nhân tạo có tác dụng như hormone oxytocin tự nhiên giúp đẩy nhanh quá trình sinh nở) để giúp bạn quay lại tốc độ sinh nở tự nhiên bình thường.

Tin tốt lành là phương pháp gây tê ngoài màng cứng không có nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc gây tê đôi khi chỉ có tác dụng ở một bên cơ thể của một số ít phụ nữ mang thai (thuốc không phát huy hoàn toàn tác dụng trên những phụ nữ mang thai này) và gây tê ngoài màng cứng dường như sẽ không phát huy hoàn toàn tác dụng trên những phụ nữ mang thai có cơn đau chuyển dạ ở lưng (khi bé nằm vị trí có gáy hướng về phía lưng của bạn (posterior position) và gây ra áp lực cho lưng bạn).

Tuy nhiên, nếu việc rặn đẻ không đau có ảnh hưởng gì đến bạn hoặc bé yêu, khi sự mất cảm giác đau cản trở nỗ lực của bạn, thì gây tê ngoài màng cứng sẽ được ngưng lại để bạn có thể cảm nhận cơn co thắt tử cung tốt hơn. Và việc truyền thuốc sẽ được tiếp tục lại sau khi em bé đã chui ra nhằm giúp bạn giảm đau phần nào.

Điều cần biết khi gây tê ngoài màng cứng

Khi phương pháp gây tê ngoài màng cứng được bạn quyết định lựa chọn trong quá trình sinh mổ, bạn nên tìm hiểu trước một số thông tin về thao tác nhé.

Giảm đau khi sinh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Bạn cần tìm hiểu kỹ một số thông tin và thao tác khi đã quyết định gây tê ngoài màng cứng

Đây là một số điều bạn cần biết khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng nè:

  • Trước khi tiến hành gây tê màng cứng, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch (Intravenous – IV) bù nước nhằm ngăn không cho huyết áp bạn tụt quá thấp – một trong những tác dụng phụ của gây tê màng cứng; lượng dung dịch được tiêm vào sẽ giúp cho huyết áp bạn không bị tuột quá thấp.
  • Ở một số bệnh viện (quy định có thể khác nhau ở các bệnh viện khác nhau), bạn sẽ được đặt một ống thông tiểu vào bàng quang ngay trước hay sau khi tiến hành gây tê màng cứng để rút nước tiểu ra. Lý do vì khi thuốc gây tê màng cứng có tác dụng trên cơ thể bạn, nó có thể khiến bạn mất cảm giác buồn tiểu. Ở một số bệnh viện khác, bạn có thể được thông tiểu bằng ống theo từng đợt bất cứ khi nào điều đó cần thiết.
  • Phần lưng giữa và lưng dưới của bạn sẽ được lau bằng dung dịch kháng khuẩn và một vị trí nhỏ ở lưng sẽ được gây tê. Một kim tiêm lớn sẽ được đâm xuyên qua vùng đã gây tê tới khoang ngoài màng cứng của cột sống. Việc này sẽ được tiến hành khi bạn nằm nghiêng hoặc ngồi dựa vào bàn hoặc bạn đang được đỡ bởi chồng, trợ lý sinh, hoặc y tá của bạn. Một số người cảm thấy một chút áp lực trên vị trí được tiêm. Một số khác có cảm giác ngứa râm ran hoặc một cơn đau nhói khi kim tiêm được đặt vào đúng vị trí cần thiết. Nếu bạn may mắn (và phần nhiều là như thế), thì bạn sẽ chẳng cảm thấy gì cả trong quá trình tiến hành gây tê ngoài màng cứng. Hơn nữa, một chút khó chịu nhỏ này thật chẳng là gì nếu bạn so sánh nó với cơn đau khi sinh con.
  • Kim tiêm sẽ được rút ra, một ống thông nhỏ và mềm sẽ được thay thế vào vị trí kim. Ống thông này sẽ được dán lên lưng bạn do đó bạn có thể di chuyển qua lại. Sau khoảng 3 – 5 phút khi lượng thuốc đầu tiên phát huy tác dụng, các dây thần kinh tử cung sẽ bắt đầu tê. Thông thường sau 10 phút, thuốc gây tê sẽ phát huy tác dụng hoàn toàn. Thuốc sẽ gây tê toàn bộ các dây thần kinh ở phần dưới cơ thể, do đó bạn sẽ chẳng cảm thấy chút đau nào từ sự co thắt tử cung (và đó chính là mấu chốt của phương pháp này).
  • Huyết áp của bạn cũng sẽ được kiểm tra thường xuyên để chắc rằng nó không bị tuột quá thấp. Dung dịch IV và hướng nằm nghiêng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tuột huyết áp.
  • Đôi khi gây tê ngoài màng cứng có thể làm chậm nhịp tim của thai nhi, do vậy việc thường xuyên theo dõi tim thai qua máy cũng cực kỳ quan trọng. Dù quá trình quan sát thai nhi này có thể phần nào hạn chế việc di chuyển của bạn, nhưng nó sẽ giúp bác sĩ theo dõi nhịp tim của bé và cho phép bạn “quan sát” tần số và cường độ của cơn co thắt tử cung (vì cơ bản mà nói thì bạn sẽ không có chút cảm giác đau nào mà.)


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 303
  2. How Will You Handle Your Labor Pain?. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-pain-relief>. [Ngày 15 tháng 09 năm 2015].
  3. Childbirth – pain relief options. Đọc thêm tại: <http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Childbirth_pain_relief_options?open>. [Ngày 15 tháng 09 năm 2015].
  4. Labor and delivery, postpartum care. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/labor-and-delivery/art-20049326>. [Ngày 15 tháng 09 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com