Sức khỏe

Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ… chớ coi thường!

Hẹp môn vị là khi môn vị bị phì đại, thức ăn bị ứ lại trong dạ dày khiến cho bé phải nôn ra. Đặc biệt, hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của triệu chứng nôn ói.

>> Cơ sở điều trị hẹp môn vị uy tín tại Hà Nội

Hẹp môn vị còn có tên gọi khác là hẹp môn vị phì đại và tên tiếng Anh của căn bệnh này là Hypertrophic pyloric stenosis (HPS).

Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chớ coi thường

Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đừng có xem thường

Nguyên nhân hẹp môn vị phì đại?

Nguyên nhân các bé bị bệnh hẹp môn vị phì đại vẫn còn chưa rõ, nhưng theo các chuyên gia y tế, bệnh này có thể do nhiều yếu tố gây ra, liên quan đến những vấn đề di truyền của gen và do tác động của môi trường bên ngoài.

Tình trạng tăng hàm lượng gastrin trong máu bẩm sinh và nồng độ axít trong dạ dày cao có thể đóng vai trò trong cơ chế gây bệnh. Việc sử dụng kháng sinh erythromycin kể từ khi bé sinh ra đến khi được 2 tuần tuổi đã được chứng minh có liên quan đến hẹp môn vị.

Ngoài ra, những bà mẹ dùng kháng sinh này vào những tháng cuối của thai kỳ và trong lúc cho con bú cũng có thể dễ khiến bé mắc bệnh hơn.

Triệu chứng của hẹp môn vị phì đại

Do hậu quả của hiện tượng tăng sinh và phì đại của các lớp cơ tại môn vị, hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (hay còn gọi là hẹp môn vị phì đại) gây ra sự tắc nghẽn đường ra của ống tiêu hóa.

Môn vị là một vòng cơ có thể đóng và mở, giúp cho thức ăn ra khỏi dạ dày và vào ruột. Khi cơ này bị phì đại, thức ăn bị ứ lại trong dạ dày khiến cho bé phải nôn ra. Ở bé sơ sinh, hẹp môn vị là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của triệu chứng nôn ói.

Các triệu chứng của bệnh hẹp môn vị phì đại thường bắt đầu khi bé được khoảng 3 tuần tuổi, bao gồm:

  • Nôn. Triệu chứng xuất hiện trước nhất khi bé bị hẹp môn vị phì đại thường là nôn. Biểu hiện ban đầu có thể chỉ là bé rất hay bị trớ, nhưng sau đó sẽ tiến tới tình trạng nôn vọt, tức là sữa hay bột dinh dưỡng bị tống mạnh ra ngoài qua đường miệng. Triệu chứng nôn thường sẽ xuất hiện ngay sau khi ăn xong, tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có thể xuất hiện trễ sau vài giờ.

Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chớ coi thường hình ảnh 2

Nôn là triệu chứng xuất hiện trước nhất khi bé bị hẹp môn vị

Một số trường hợp sữa nôn ra bị vón cục lại, có mùi men chua do bị pha trộn với dịch acid trong dạ dày. Trong chất nôn sẽ không có dịch mật kèm theo vì chất dịch này chỉ có sau khi thức ăn qua khỏi dạ dày xuống ruột non.

Dù trẻ bị nôn nhiều nhưng sẽ đói sớm và muốn ăn tiếp ngay sau đó. Triệu chứng của bệnh có thể bị bỏ sót vì mặc dù trẻ trông có vẻ không thoải mái nhưng cũng không tỏ ra quá đau hay bệnh quá nặng.

  • Thay đổi tính chất phân. Những bé mắc chứng bệnh này thường đi cầu với lượng phân ít và nhỏ dẹt hơn vì có rất ít hay hầu như không có phân trong lòng ruột. Hoặc bé cũng có triệu chứng khác như táo bón hoặc đi cầu phân có lẫn nhầy.
  • Không tăng cân và mệt mỏi, lừ đừ. Hầu hết các bé mắc bệnh này đều không tăng cân được hoặc dễ sụt cân. Khi tình trạng ngày càng xấu đi, trẻ sẽ rơi vào nguy cơ mất dịch, mất chất điện giải và mất nước.

Trẻ mất nước trông sẽ ít linh hoạt hơn bình thường, có thể xuất hiện thóp trũng trên đầu, mắt trũng, da nhăn nheo kém đàn hồi. Vì quá ít nước tiểu được hình thành nên phải mất hơn 4 – 6 giờ mới cần thay tã cho bé.

Sau khi ăn xong, dạ dày tăng cường co bóp sẽ làm xuất hiện khối gò lên trên bụng, gọi là sóng nhu động, di chuyển từ vùng bên trái sang bên phải bụng khi dạ dày cố gắng đẩy thức ăn, chống lại tình trạng hẹp môn vị.

Khi trẻ gặp phải những triệu chứng nghi ngờ bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay vì việc phát hiện sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Infantile hypertrophic pyloric stenosis. Đọc thêm tại: <http://cursoenarm.net/UPTODATE/contents/mobipreview.htm?21/52/22336>. [Ngày 12 tháng 7 năm 2015].
  2. Pyloric stenosis. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/medical/digestive/pyloric_stenosis.html#>. [Ngày 12 tháng 7 năm 2015].
  3. Pediatric hypertrophic pyloric stenosis. Đọc thêm tại: <http://emedicine.medscape.com/article/929829-overview>. [Ngày 12 tháng 7 năm 2015].
  4. Pyloric stenosis.  Đọc thêm tại: <http://pedsurg.ucsf.edu/conditions–procedures/pyloric-stenosis.aspx>. [Ngày 12 tháng 7 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com