Kỹ năng sống

Làm gì khi bị bỏng và cách sơ cứu khi bị bỏng

Phải làm gì khi bị bỏng và cách sơ cứu khi bị bỏng là câu hỏi khá thường gặp khi bạn rơi vào hoàn cảnh này hoặc chứng kiến người khác bị bỏng.

>> Khi bị bỏng nặng hãy tìm ngay đến các phòng khám này

Bỏng là một trong những tai nạn cần được lưu ý kịp thời. Khi phát hiện ra có người bị bỏng, bạn phải đánh giá tình trạng và xử trí sớm ngay từ đầu, không được chần chừ. Nên đến khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bỏng ở mức độ 2, đồng thời gọi 115 ngay khi thấy đám cháy hoặc những tình huống khác có thể gây ra bỏng ở mức độ 3.

Làm gì khi bị bỏng?

Hãy làm những điều này khi thấy người bị bỏng:

  • Nếu thấy có người bị bỏng, bạn hãy đặt nạn nhân ra xa khỏi nguồn lửa, nước sôi hoặc hơi nóng.
  • Nếu lửa trên người nạn nhân vẫn còn cháy, hãy để nạn nhân nằm xuống đất và lăn tròn để dập tắt lửa.
  • Gỡ hết tất cả các vật liệu gây cháy nổ hoặc dễ bắt lửa ra khỏi người nạn nhân. Nếu áo quần bị cháy dính vào da, có thể cắt hoặc xé đi.
  • Cần tháo ngay lập tức các đồ dùng nữ trang, quần áo bó và các vật dụng siết chặt lấy cơ thể như dây nịt để tránh tình trạng sưng phù.

Cách sơ cứu khi bị bỏng

Đối với bỏng ở mức độ 1 (tức chỉ ảnh hưởng đến lớp trên cùng của da): Nên để vùng da bỏng dưới vòi nước mát hoặc chườm mát cho đến khi cơn đau dịu lại. Che vết bỏng lại bằng gạc vô trùng, chống dính hoặc bằng vải sạch và không được thoa thuốc mỡ lên (vì nếu nước sạch giúp tản bớt nhiệt độ thì thuốc mỡ lại giữ nhiệt nhiều hơn). Đợi cho đến khi vết bỏng đã dịu lại hãy dùng thuốc mỡ kháng sinh hoặc sáp thực vật để thoa lên vết thương.

Đối với bỏng ở mức độ 2 – ảnh hưởng sâu đến lớp thứ hai của da, cần làm gì khi bị bỏng ở mức độ này? Nếu bị bỏng mức độ này, bạn hãy ngâm vùng da bỏng vào trong nước mát chừng 10-15 phút hoặc chườm mát. Lưu ý là không được chườm đá lạnh trực tiếp lên da vì tiếp xúc với nhiệt độ lạnh càng lâu thì mô càng bị tổn thương hơn. Sau đó băng vết thương lại bằng gạc vô trùng, chống dính và không bôi thuốc mỡ lên trên.

lam-gi-khi-bi-bong-va-cach-so-cuu-khi-bi-bong-hinh-anh1

Làm gì khi bị bỏng?

Đối với bỏng ở mức độ 2, hãy ngâm vùng da bỏng vào trong nước mát chừng 10-15 phút hoặc chườm mát

Nếu vết bỏng quá lớn, hãy đặt nạn nhân nằm xuống và nâng cao chân của nạn nhân lên khoảng tầm 30 cm. Nâng vùng bị bỏng lên cao hơn ngực. Dùng chăn hoặc quần áo ấm đắp cho nạn nhân và gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Đối với các trường hợp bị bỏng ở mức độ 3: Đây là mức độ bỏng gây tổn thương đến tất cả các lớp da và còn có thể lan sâu hơn. Nếu bị bỏng ở mức độ này, bạn hãy gọi 115 ngay lập tức. Băng vùng bỏng lại bằng gạc vô trùng, chống dính hoặc bằng bất cứ chất liệu sạch nào, miễn sao cho áo quần nạn nhân không đụng vào vết thương. Quấn riêng từng ngón tay và ngón chân nạn nhân lại bằng vải sạch. Không tưới nước hay bôi thuốc mỡ lên vết thương.

Khi bị bỏng NÊN và KHÔNG NÊN bôi gì

Khi vết bỏng đã bắt đầu dịu xuống và có dấu hiệu hồi phục, hãy bôi sáp thực vật để giúp da không bị khô và chóng lành. Tuy nhiên, đừng áp dụng biện pháp này quá sớm, vì nếu như vết bỏng vẫn còn nóng thì việc bôi sáp lên như vậy sẽ khiến cho nhiệt độ bị giữ tại chỗ và khiến da càng bị tổn thương nhiều hơn. Vậy, cách chữa bỏng là gì đây?

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bị bỏng có thể dùng bơ để bôi lên. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không nên vì những chất nhiều dầu như bơ có tính chất giữ nhiệt rất cao, trong khi đó nước mát mới giúp vết bỏng tỏa bớt nhiệt đi. Không chỉ có bơ mà các loại như sốt mayonnaise hay dầu ăn cũng thường bị nhiễm khuẩn.

Nếu bị cháy nắng, nên dùng những loại kem hoặc gel có tinh dầu bạc hà hoặc long não. Chúng giúp làm dịu bớt các giảm đau rát đáng kể. Bạn cũng có thể bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da bị bỏng rát để tránh da cọ xát vào quần áo.

lam-gi-khi-bi-bong-va-cach-so-cuu-khi-bi-bong-hinh-anh2

Không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vết bỏng

Không nên chườm đá lạnh lên vết bỏng vì càng tiếp xúc lâu với nước đá, các mô càng bị tổn thương nhiều hơn và có thể dẫn tới tình trạng hạ nhiệt (thấp hơn thân nhiệt của cơ thể rất nhiều). Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn bị bỏng ở bàn tay khi đang làm bếp thì nhúng tay vào nước đá trong khoảng 1-5 phút hoàn toàn không có vấn đề gì.

Không nên nặn những bong bóng nước phồng rộp lên sau khi bị bỏng. Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên để yên cho chúng tự xẹp đi. Nặn những bong bóng này chỉ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Nếu bóng nước quá lớn và gây cản trở sinh hoạt, bạn hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm nhé!

Các bạn đọc thêm những bài sau để tham khảo cách trị bỏng và cách giúp hồi phục sức khỏe sau khi bị bỏng nhé:

Các cách trị bỏng tại nhà với các nguyên liệu trong bếp 

Những món ăn giúp phục hồi sức khỏe sau khi bị bỏng



  • nghethuatamnhacsaigon.com

Burn. P. 128, White, LB, Seeber, BH & Brownell, BG 2014, 500 time-tested home remedies and the science behind them, Fair Winds Press, USA.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com