Mang thai

Mang thai tuần thứ 9: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì

Mang thai tuần thứ 9, để “phục vụ” cho quá trình phát triển diễn ra suốt 24h/7 ngày của bé yêu, mẹ sẽ phải nạp cho mình rất nhiều năng lượng. Bởi khi mang thai 9 tuần, cơ thể mẹ sẽ phải sản xuất ra nhiều máu hơn, nhịp tim tăng lên và quá trình trao đổi chất cũng diễn ra mạnh mẽ hơn (kể cả trong lúc ngủ).

>> Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 10

>> Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ tuần đầu tiên đến cuối thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

Đến cuối tuần này của quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, bé con có chiều dài khoảng 2,3 cm và cân nặng còn chưa đến  2g. Bé lúc này có kích cỡ chừng trái nho thôi các mẹ à!

Mí mắt của thai nhi 9 tuần tuổi, giờ đã có thể che được toàn bộ mắt bé, đóng kín lại và sẽ không mở ra cho đến tận tuần 26. Ngoài ra, hai dái tai nhỏ xíu của bé trông rõ ràng.

Các bộ phận quan trọng của cơ thể bé con đã hiện diện ở đúng vị trí, mặc dù chúng sẽ tiếp tục trải qua rất nhiều điều chỉnh nhỏ trong các tháng tới để hoàn thiện hơn. Và mẹ có biết không, lúc này bé đã có hình hài trông giống một con người bé tí rồi đấy.

Mang thai tuần thứ 9: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi trong bụng mẹ

Ngoài sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi đã nêu trên, cổ tay bé nay phát triển hơn, mắt cá chân bé đã được tạo nên, và các ngón tay, ngón chân cũng thấy được rõ ràng. Cánh tay bé con thì đang dần dài hơn ra và cong tại cùi chỏ đấy các mẹ.

Giờ đây khi các chức năng sinh lý cơ bản đã đi vào hoạt động, bé đã sẵn sàng để tăng cân nhanh chóng.

Dù vẫn chưa thể biết được giới tính của thai 9 tuần tuổi qua hình ảnh siêu âm, cơ quan sinh dục của bé đã bắt đầu hình thành. Đến lúc này, bánh nhau đã đủ phát triển để hỗ trợ hầu hết những nhiệm vụ quan trọng trong việc sản sinh các hormone. Bánh nhau hiện giờ cũng đang tạo ra những chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.

Trong khoảng thời gian này, mẹ nên đi khám thai lần đầu tiên. Ở đó, y tá hay hộ sinh sẽ lấy mẫu máu của mẹ để làm một số xét nghiệm cần thiết theo quy định.  Mẹ tham khảo thêm các bài viết về mang thai những tháng đầu để biết các thông tin nhé:

>> Vài thông tin hữu ích khi siêu âm thai 3 tháng đầu thai kỳ
>> Sàng lọc 3 tháng đầu thai kỳ – Bước đầu tầm soát dị tật thai nhi

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều thông tin khác về những điều mẹ có thể sẽ gặp khi mang thai 3 tháng đầu, xem thêm nào:

>> Điểm danh thủ phạm khiến mẹ bị ốm nghén khi mang thai
>> Đối phó với tình trạng tiết nước bọt nhiều khi mang thai

Càng biết nhiều mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cả về thể chất lẫn tâm lý đấy ạ!

Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi thế nào khi mang thai tuần thứ 9

Mẹ chưa nhìn rõ được chiếc bụng mang bầu của mình, nhưng mẹ cảm nhận rõ rệt những thay đổi ở ngực. Không chỉ có ốm nghén, mẹ còn sẽ phải chịu nhiều thay đổi về thể chất.

Tâm trạng thay đổi thất thường là điều bình thường ở những phụ nữ mang bầu khi vào giai đoạn này. Có khi mẹ sẽ thấy rất vui, rất hào hứng vì đang mang một thai nhi bé bỏng trong người, đôi khi lại lo lắng, sợ hãi vì không biết liệu mình có làm tốt vai trò của một người mẹ không, liệu con trong bụng có phát triển bình thường không.

Mẹ bầu nên ăn gì khi mang thai tuần thứ 9?

Khi bước vào tuần thai thứ 9, để “phục vụ” cho quá trình phát triển diễn ra suốt 24h/7 ngày của bé yêu, mẹ sẽ phải nạp cho mình rất nhiều năng lượng. Bởi vì lúc này cơ thể mẹ sẽ phải sản xuất ra nhiều máu hơn, nhịp tim tăng lên và quá trình trao đổi chất cũng diễn ra mạnh mẽ hơn (kể cả trong lúc ngủ). Do đó các mẹ bầu cần uống rất nhiều nước và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này.

Mang thai tuần thứ 9: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì hình ảnh 2

Mang thai tuần thứ 9, mẹ nhớ uống nhiều nước nhé

Thêm một điều nữa các mẹ cần lưu ý: 4 tháng đầu là khoảng thời gian để thai nhi phát triển hoàn thiện; chính vì thế đây cũng là giai đoạn mà mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nhất.

Bình thường mẹ chỉ cần một lượng khoảng 2.000 calories/ ngày. Tuy nhiên, kể từ khi mang thai tuần thứ 9, bạn sẽ cần bổ sung thêm 300 calories/ ngày để hỗ trợ cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu không bổ sung đủ lượng calories cần thiết này, mẹ sẽ càng cảm thấy mệt mỏi hơn vì mọi năng lượng của mình đã được em bé sử dụng.

Để có thể hoạt động hiệu quả trong khi mang thai tuần thứ 9, các mẹ bầu cần bổ sung:

  • Ít nhất 75 gr protein/ ngày. Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại thực phẩm sau: sữa, phô mai (lưu ý không sử dụng các loại phô mai thủ công hoặc được làm từ sữa chưa tiệt trùng), trứng, thịt nạc, các loại cá và hải sản, đậu phụ và các sản phẩm làm từ đậu nành (tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều), các loại đậu, hạt quinoa và các loại hạt khác.
  • Nạp thêm các loại carbohydrates phức hợp từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây (để cả vỏ nướng càng tốt) và các loại đậu.
  • Sắt là dưỡng chất không thể thiếu để giúp mẹ bầu chống lại các cơn mệt mỏi khi mang thai tuần thứ 9. Các thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm: ngũ cốc được bổ sung thêm sắt, trái cây khô, rau chân vịt, các sản phẩm làm từ đậu nành, thịt nạc có màu đỏ, thịt vịt, các loại sò ốc, và các loại đậu.

Thế mẹ mang thai tuần thứ 9 nên hạn chế những gì?

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng, sẽ có nhiều thứ mẹ mang thai tuần thứ 9 cần lưu tâm. Chắc hẳn việc “nói không” với thuốc lá, rượu, bia,… đã quá quen thuộc với mẹ rồi. Nhưng có 1 thứ chẳng tốt gì cho sức khỏe của bé và mẹ đó là các loại nước uống tăng lực.

Đừng biện minh hay đưa ra bất kỳ lý do nào nhé – chẳng hạn, mang thai khiến mẹ mệt mỏi và mẹ cần uống nước tăng lực để xua tan chúng. Thế nhưng sự thật nó khác hẳn những gì mẹ nghĩ, các loại đường và caffein chứa trong nước uống tăng lực chẳng những không có lợi cho sức khỏe của mẹ mà còn khiến lượng đường trong máu tăng lên hoặc hạ xuống đột ngột và kết quả là mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.

Ba mẹ xem video về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 9 nè:



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Energy Foods During Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/eating-well/week-9/energy-sources.aspx>. [Ngày 04 tháng 04 năm 2016]
  2. Fetal Development. Đọc thêm tại: <http://www.babycentre.co.uk/9-weeks-pregnant>. [Ngày 04 tháng 04 năm 2016]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com