Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

Màu phân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói lên điều gì?

Nước tiểu và màu phân của trẻ rất quan trọng để bố mẹ phán đoán được tình trạng sức khỏe của trẻ. Bố mẹ nào cũng có khả năng làm điều này chỉ cần “bỏ túi” vài mẹo nhỏ bên dưới thì bạn đã có thể “làm bác sĩ” tốt cho con rồi!

Phân rắn và khô vón là bé bị táo bón rồi mẹ ạ!

 

Bé trên 6 tháng tuổi
Còn lúc tớ khoảng 6 tháng tuổi và cũng là lúc tớ bắt đầu ăn dặm thì mẹ lại có cách khác để xử lý táo bón nhé. Mẹ chuẩn bị cho tớ khẩu phần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo và chất xơ một cách cân bằng, thức ăn nào gây táo bón và khó tiêu cho tớ mẹ giảm hẳn đi, lượng chất xơ (rau xanh, trái cây nhiều vitamin C, các cây họ đậu…) mẹ tăng lên. Điều này giúp tớ giảm táo bón rất nhiều.

Ngoài ra, mẹ còn cho tớ uống nhiều nước hơn bình thường nữa cơ. Mẹ bạn Bi thì thỉnh thoảng còn áp dụng mẹo vặt của mấy mẹ ở bên Anh Quốc là cho Bi ăn 4 thìa trà mứt mận hoặc uống nước mận hay nước chanh pha loãng với tỉ lệ 1:4 nữa. Mẹ có thể tham khảo thêm Cách trị táo bón cho trẻ bằng chuối và táo tây nữa nè!

Thường thì tớ hay ị sau khi mẹ tớ cho ti, vì khi đó dạ dày của tớ nạp thêm nhiều thức ăn, và nó cũng hoạt động tích cực hơn nên làm cho tớ hay muốn đẩy thức ăn ra ngoài. Những điều này ai cũng trải qua bạn à.

Khi tớ lớn hơn một chút, mẹ tập cho tớ thói quen đi ị hàng ngày vào các buổi sáng giống như bố và mẹ ấy, mỗi tội việc này làm cho cả nhà tớ cứ phải xếp hàng dài trước toilet ở nhà luôn, hihi.

Nếu các cô chú chưa lập gia đình lỡ đọc phải tâm sự hết bé đi ngoài lại đến đi tiểu của tớ, không biết các cô chú ấy có can đảm trở thành những bà mẹ, ông bố tương lai không nhỉ? Hỏi vậy thôi chứ tớ biết 99% câu trả lời là có mà, có mà.

nuoc-tieu-va-phan-cua-tre-so-sinh-den-mot-tuoi-p2-avt-hinh-anh2

Đố ba mẹ nhìn màu phân mà đoán được bệnh của con đấy ^^

Bé dưới 6 tháng tuổi
Có vài lần tớ “đi” ra phân rắn và rất khô lại còn bị vón cục nữa, mẹ bảo có thể tớ đang mất nước vì có thể đang bị ốm hoặc bị táo bón. Những lúc ấy mẹ nghĩ cách làm thế nào cho tớ bổ sung nước theo nhiều cách khác nhau.

Với bé bú mẹ dưới 6 tháng tuổi và chưa ăn dặm như tớ, mẹ thường xuyên ăn thêm chất xơ và rau, trái cây, uống nhiều nước lọc hơn để sữa mẹ cho con bú loãng bớt ra.

Còn mẹ Bi thì hì hục xem đổi loại sữa công thức nào mát hơn và cho bạn ấy uống thêm nước đấy. Phân của trẻ bú sữa công thức thường nhiều hơn của bé bú mẹ do sữa công thức có nhiều cặn và khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.

Kiến thức cần biết thêm về màu phân của bé

Trong khi tần suất và sự đồng nhất trong phân của trẻ ở các lần đại tiện rất quan trọng, màu sắc của phân không quyết định việc bé có táo bón hay không:

  • Nếu bé ăn thức ăn hơi khó để tiêu hóa, phân bé có màu xanh lá.
  • Nếu bé được bổ sung sắt từ sữa mẹ hay sữa công thức nhiều thì phân ngả sang màu nâu.
  • Nếu bé đi tiêu phân mềm là bình thường kể cả khi bé phải rặn vất vả. Lý do là lúc sơ sinh, hệ thần kinh vẫn chưa điều khiển tốt nên một số bé thay vì dùng nhóm cơ này để tống phân ra thì lại dùng nhóm cơ khác để giữ phân lại nên phân không thoát ra dễ dàng.
  • Nếu phân có dịch nhầy, bé có thể bị tiêu chảy và ruột bị nhiễm khuẩn. Đối với 1 số bé đang bị cảm, dịch nhầy từ họng đi xuống nên phân cũng có hiện tượng tương tự.
  • Nếu phân của bé có thức ăn không thể tiêu hóa (thức ăn giống hệt khi bé chưa ăn), gia đình có thể giảm số lượng loại thức ăn này trong bữa tiếp theo.
  • Nếu phân có lẫn các vết máu, có 2 trường hợp xảy ra: một vết rạn da quanh hậu môn làm cho phân của bé có vết máu bao ngoài, máu nhiều trong phân là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường ruột.

nuoc-tieu-va-phan-cua-tre-so-sinh-den-mot-tuoi-p2-hinh-anh

Ba mẹ hãy cùng bổ sung thêm kiến thức để đoán bệnh qua màu phân của trẻ nhé!

Khi em bé đi ị ra phân khô, rắn, gia đình không nên dùng thuốc thụt hậu môn để giúp em bé đi ị khi không có chỉ định của bác sĩ. Ở một số bệnh viện tại Việt Nam, các y tá vẫn thực hiện hỗ trợ em bé bị táo bón bằng cách:

  • Xoa bụng của bé, phần xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ.
  • Cho kem chống hăm vào đầu que tăm bông ngoáy tai.
  • Que tăm bông được đưa sâu khoảng 2 cm hoặc cho đến khi chọc vào phân thì ngoáy nhẹ trong hậu môn của bé rồi rút ra.
  • Bé sẽ ị ngay sau khi làm thao tác này.

Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ cho việc này để em bé không bị quá phụ thuộc vào phương pháp này.




  1. Spock, B, Needlman, R, 2012, Baby and Childcare, 9th edn, Bookwell, Finland
  2. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  3. Bí quyết hữu ích dành cho từng giai đoạn khác nhau của bé. Tham khảo tại: <http://web.kao.com/vn/merries/babycare/osusume/01.html> . [Ngày 17 tháng 9 năm 2014]
  4. Bowel Movement. Tham khảo tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/bowelmovement.html>. [Ngày 17 tháng 9 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com