Nuôi con

Mẹ cần biết gì về hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra đối với cả những em bé khỏe mạnh. Vàng da sinh lý thông thường cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh hơn vàng da bệnh lý. Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da là do sự tích tụ của 1 chất hóa học được gọi là bilirubin trong máu.

Tìm hiểu về hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi gan bé chưa đủ hoàn thiện để lọc bilirubin trong máu (bilirubin được hình hành từ các hồng cầu bị phá vỡ bình thường của cơ thể). Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da đều vô hại, và chỉ trở nên nghiêm trọng khi lượng bilirubin quá cao.

Mặc dù chứng vàng da hoàn toàn có thể chữa được nhưng nếu bilirubin quá cao và việc chữa trị không mang lại hiệu quả thì có thể dẫn đến việc não hoặc hệ thống thần kinh bị tổn thương, đó là lý do tại sao khi gặp trường hợp này bé cần phải được khám và điều trị đúng đắn.

Bé bú sữa mẹ có nguy cơ bị vàng da nhiều hơn, phần lớn là do không được bú đủ; mẹ nên cho bé bú ít nhất 8 – 12 lần/ ngày để kích thích sữa và giữ cho nồng độ bilirubin ở mức thấp.

Vàng da xuất hiện đầu tiên ở trên mặt, sau đó trên ngực và bụng, và nhiều trường hợp còn xuất hiện trên cánh tay và chân. Tròng trắng trong mắt bé cũng có thể chuyển sang màu vàng. Khi kiểm tra xem bé có bị hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh hay không, bác sĩ không chỉ dựa vào lượng sắc tố vàng da của bé mà còn dựa vào độ tuổi và nhiều yếu tố khác. Có thể bé sẽ phải làm 1 số xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da để chẩn đoán chính xác tình trạng.

Me can biet gi ve hien tuong vang da o tre so sinh hinh anh

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán và điều trị hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Nếu bé bị chứng vàng da trong 24h đầu tiên, việc xét nghiệm bilirubin là cực kì cần thiết để chẩn đoán chính xác. Khi bé được 3 – 5 ngày tuổi, bé sơ sinh cần phải được bác sĩ hay y tá kiểm tra vì đây là thời điểm bilirubin đạt nồng độ cao nhất. Vì vậy, nếu bé được đưa về nhà trước 3 ngày sau khi sinh thì nên cho bé khám trong vòng 2 ngày sau đó. Một số bé cần được khám sớm hơn, bao gồm:

  • Những bé có nồng độ bilirubin cao trước khi rời bệnh viện
  • Những bé sinh non (sinh trước ngày dự sinh 2 tuần trở lên)
  • Những bé có chứng vàng da xuất hiện trong 24h đầu tiên sau khi sinh
  • Những bé bú mẹ không được tốt
  • Những bé có nhiều vết thâm tím và chảy máu dưới da đầu (nguyên nhân do quá trình sinh nở)
  • Những bé có cha mẹ hoặc anh chị em có nồng độ bilirubin cao và đã được điều trị

Đối với hầu hết bé sơ sinh bú sữa mẹ, hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài hơn 2 – 3 tuần, trong khi đó bé bú sữa công thức hầu hết đều khỏi khi bé được 2 tuần tuổi.

Khi bác sĩ đã khẳng định bé bị bệnh vàng da và bé cần được điều trị, thì lượng bilirubin có thể giảm được bằng cách cho bé (không mặc quần áo) nằm dưới đèn trị liệu (ở bệnh viện hay ở nhà đều được). Mắt của bé sẽ được bảo vệ bằng cách bị che lại trong suốt quá trình trị liệu. Phương pháp này có thể ngăn chặn những tác hại của chứng vàng da.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA. Trang 150 – 155.
  2. Jaundice in healthy newborns. Tham khảo tại: http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/newborn_care/jaundice.html [Ngày 25 tháng 8 năm 2015]
  3. Infant and newborn care. Tham khảo tại: [http://www.gbhealthwatch.com/infantandnewborncare-details.php] [Ngày 25 tháng 8 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com