Sinh con

Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ chuyển tiếp?

Các dấu hiệu chuyển dạ chuyển tiếp báo hiệu mẹ bầu sắp sinh con, thời gian này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mất sức lắm đấy! Nhưng mẹ đã biết mình phải làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ chuyển tiếp chưa? Mẹ tham khảo một số gợi ý bên dưới nhé.

Dấu hiệu chuyển dạ ở kỳ chuyển tiếp (sau kỳ đầu và kỳ chuyển dạ tích cực) là khoảng thời gian đòi hỏi sức lực và gây mệt mỏi. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức, bực bội, mất kiên nhẫn, mất phương hướng, bồn chồn hoặc quá tải. Hãy cố gắng lên nào! Đến đoạn cuối của kỳ chuyển dạ này (mà cũng không còn xa nữa), cổ tử cung của bạn sẽ giãn ra hết cỡ, và đó sẽ là lúc bắt đầu rặn đẩy để đưa em bé ra ngoài. Thay vì suy nghĩ về những việc sắp xảy ra phía trước, hãy cố nghĩ về việc bạn đã đi xa biết chừng nào. Nếu bạn thắc mắc mẹ phải làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ chuyển tiếp, thì dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Khi có các dấu hiệu chuyển dạ này, bạn có thể nhờ người hỗ trợ sinh massage cho bạn. Một số phụ nữ thích được xoa nhẹ, một số lại thích mạnh hơn, và một vài người khác lại chẳng muốn bị động chạm gì cả.
  • Thay đổi tư thế có thể có ích cho quá trình sinh em bé đấy – ví dụ, nếu cảm thấy lực ép mạnh ở lưng dưới, bạn có thể bò trên cả hai tay hai chân để giảm sự khó chịu.
  • Bạn có thể cảm thấy đỡ hơn nếu đắp khăn lạnh lên trán hoặc dùng miếng dán lạnh ở lưng, hoặc bạn có thể dễ chịu hơn với miếng gạc ấm.

Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ chuyển tiếp

Nhờ người khác massage bụng và đắp khăn lạnh lên trán sẽ giúp bạn dễ chịu hơn
  • Tiếp tục sử dụng các phương pháp hít thở nếu có tác dụng. Nếu bạn có cảm giác muốn rặn trước khi cổ tử cung đã giãn nở hết cỡ, hãy cố nín lại nhé. Thay vào đó, bạn hãy thở gấp hoặc thổi mạnh ra, trừ phi bạn được hướng dẫn khác. Rặn đẻ trong lúc cổ tử cung chưa giãn nở hết có thể làm nó sưng lên và cản trở việc sinh nở.
  • Nếu bạn không muốn bất cứ ai động vào người khi không cần thiết, nếu bạn cảm thấy khó chịu với sự vỗ về của người hỗ trợ sinh lúc này, đừng ngừng ngại nói cho anh ấy biết điều đó.
  • Hãy cố thư giãn vào thời gian giữa các cơn co thắt càng nhiều càng tốt cùng với thở sâu, chậm và nhịp nhàng.
  • Hãy dồn sự tập trung của bạn cho phần thưởng cuối cùng sắp được nhận: niềm vui sướng tràn đầy khi được ẵm bồng bé yêu của bạn trên tay.

Khi cổ tử cung của bạn đã giãn hết cỡ 10 cm, bạn sẽ được đưa vào phòng sinh, nếu bạn vẫn còn chưa ở đó. Hoặc nếu bạn đang nằm trên giường sinh, phần chân giường đơn giản sẽ được tháo ra để chuẩn bị cho ca sinh nở; việc này nhằm để bác sĩ hoặc người hộ sinh dễ dàng tiếp cận với tầng sinh môn của bạn.

Hãy tìm hiểu kỹ các dấu hiệu chuyển dạ và những lời khuyên bạn nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ ở các kỳ để có thể vượt cạn một cách dễ dàng và thành công nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff   Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edition, Workman Publishing, USA. Page 389
  2. Third stage of labour, && https://www.nct.org.uk/birth/third-stage-labour
  3. The stages of labor, && http://www.babycenter.com/stages-of-labor
  4. Stages and Phases of Labor: Early, Active, and Transitional,http://www.whattoexpect.com/pregnancy/labor-and-delivery/childbirth-stages/three-phases-of-labor.aspx”
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com