Tiêm phòng trước khi mang thai

Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là phù hợp?

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không và nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là thắc mắc của khá nhiều cặp vợ chồng muốn có con. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc với bài viết này nhé!

Việc tiêm phòng trước khi mang thai rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Thế nhưng không ít cặp vợ chồng còn thắc mắc không biết nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu thì ổn?

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Do đó, nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng lên. Việc tiêm phòng trước khi mang thai được tiến hành chính là để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các loại bệnh nguy hiểm như Rubella, viêm gan B… và cũng là bảo vệ cho cả mẹ nữa.

Vì thế các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói chung và các chị em có kế hoạch mang thai đều được khuyên đi tiêm phòng để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Trước khi tiêm phòng, chị em cần được xét nghiệm máu để đánh giá chính xác lượng kháng thể và khả năng miễn dịch của bạn đối với từng loại bệnh. Dựa vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên tiêm phòng những loại vacxin gì và nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là phù hợp.

Có những loại vacxin bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng (như thủy đậu), hoặc trước khi mang thai 3 tháng (như Rubella). Hoặc cũng có một số loại vacxin bạn có thể tiêm phòng trong thời gian mang thai như vacxin ngừa cảm cúm, uốn ván…

Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu hình ảnh 1

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? – Xét nghiệm máu trước khi tiêm phòng

Những loại vacxin nên tiêm trước khi mang thai

  • Vacxin ngừa viêm gan siêu vi A, B: Nên tiêm nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV): Nên tiêm nếu bạn dưới 26 tuổi và có chỉ định của bác sĩ. Để có hiệu quả, bạn nên tiêm đầy đủ 3 liều vacxin này. Liều thứ 2 sau liều thứ nhất từ 1 – 2 tháng và liều thứ 3 sau liều thứ nhất 6 tháng. Vì vậy, nếu bạn định tiêm vacxin này thì bạn nhớ tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 6 tháng.
  • Vacxin chủng ngừa sởi – quai bị – Rubella: Hiện nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR) một cách vô cùng hiệu quả.

Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ hoặc đã bị những bệnh này trong lúc nhỏ và có khả năng miễn dịch với các bệnh này. Tuy vậy, để chắc chắn hơn, bạn nên xét nghiệm lại xem có cần phải tiêm hay không:

Rubella: 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus Rubella có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của thai nhi trong bụng mẹ như não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời. Vì vậy, nếu mẹ không tiêm phòng và bị mắc bệnh Rubella trong thai kỳ thì khả năng phải bỏ con rất cao.

Sởi: Tương tự như bệnh Rubella, nếu mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng xảy ra cho thai nhi rất cao. Ngoài ra, phụ nữ bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Quai bị: Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu mang thai và 3 tháng cuối mang thai.

Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu hình ảnh 2

Các cặp vợ chồng thường thắc mắc không biết tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu thì ổn
  • Vacxin ngừa Viêm màng não: Nên tiêm nếu có chỉ định
  • Vacxin chủng ngừa Phế cầu khuẩn: Nên tiêm nếu có chỉ định
  • Vacxin Uốn ván-bạch hầu-ho gà (TdaP): Lý tưởng nhất là tiêm trong khoảng từ tuần 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ.
  • Vacxin ngừa thủy đậu (còn gọi là trái rạ): Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
  • Cúm: Vacxin ngừa cúm bất hoạt (IIV) đã được khử hoạt tính của vi rút có thể được tiêm trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn dùng vacxin xịt ngừa cúm có vi rút cúm còn sống đã bị làm cho yếu đi (LAIV) thì nên tiêm ít nhất trước khi thụ thai 1 tháng.

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là phù hợp?

  • Các loại vacxin sống thường được bác sĩ khuyên không nên tiêm trong khi mang thai như:  Vacxin HPV, vacxin ngừa cúm dạng xịt LAIV, vacxin ngừa sởi quai bị Rubella, vacxin chủng ngừa thủy đậu.
  • Vacxin chủng ngừa sởi – quai bị – Rubella: vắc-xin 3 trong 1 (MMR) nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Nếu chẳng may mẹ không biết mình có thai mà tiêm vacxin MMR 3 trong 1 trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ chỉ cần làm tầm soát thai nhi để kiểm tra dị tật thật cẩn thận chứ không nhất thiết phải bỏ thai ngay.
  • Vacxin ngừa thủy đậu (còn gọi là trái rạ): Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng

Để dễ thực hiện, chị em có thể chọn thời điểm cần tiêm phòng đó là khoảng 3 tháng trước khi mang thai. Riêng với vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) thì bạn nhớ tiêm trước khi mang thai ít nhất 6 tháng để có thể tiêm đủ 3 liều. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của chị em về việc nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu rồi nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Ask the Experts: Diseases & Vaccines. Đọc thêm tại: <http://www.immunize.org/askexperts/experts_hpv.asp>. [Ngày 18 tháng 05 năm 2014]
  2. Measles, Mumps, and Rubella. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00053391.htm>. [Ngày 18 tháng 05 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com