Chăm sóc bà bầu

Những nguyên nhân gây sinh non có thể kiểm soát

Những nguyên nhân gây sinh non có thể kiểm soát. Có nhiều nguyên nhân gây sinh non khác nhau, nhưng hơn một nửa trường hợp sinh non xảy ra với các phụ nữ đã được chẩn đoán có nguy cơ sinh non cao. Nếu chẳng may mẹ bị chẩn đoán có nguy cơ sinh non cao, mẹ phải làm gì để giảm thiểu nguy cơ này?

Sinh non (sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ) là điều mà chả mẹ bầu nào mong muốn. Thế nhưng, tin đáng mừng là tỉ lệ sinh non chỉ chiếm 12% trong tổng số ca mang thai và sinh nở trên toàn thế giới mà thôi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây sinh non mà mẹ có thể kiểm soát được.

Nguyên nhân gây sinh non do tăng cân quá nhiều hay quá ít

Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có thể là nguyên nhân gây sinh non đấy mẹ ạ. Do đó mẹ cần tăng đúng số cân nặng cần thiết để tạo môi trường tử cung lý tưởng và khỏe mạnh cho thai nhi, giúp thai ở lại tử cung đến đúng ngày sinh nở.

>> Giúp mẹ kiểm soát tăng cân khi mang thai cực hiệu quả

Những nguyên nhân gây sinh non có thể kiểm soát

Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều có thể là nguyên nhân gây sinh non đấy mẹ

Thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây sinh non

Để cho bé có sự khởi đầu khỏe mạnh nhất, chỉ tăng đúng số cân nặng cần thiết thôi chưa đủ mà mẹ còn phải biết ăn như thế nào cho “chuẩn” nữa cơ.

Mẹ biết không, một chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu (đặc biệt là acid folic, hoặc folate) có thể làm tăng nguy cơ gây sinh non. Ngược lại, một số bằng chứng cho thấy nếu mẹ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ axit béo omega-3, nguy cơ sinh non sẽ được giảm đi.

Nghiện rượu và ma túy

Việc uống rượu và sử dụng ma túy trong thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây sinh non đấy mẹ.

Hút thuốc lá

Tương tự như bia rượu và ma túy, thuốc lá cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non và chẳng tốt xíu nào cho thai nhi.

Do đó, nếu mẹ chẳng may nghiện thuốc lá, mẹ hãy cố gắng cai thuốc trước khi thụ thai hoặc càng sớm càng tốt trong thai kỳ mẹ nhé. Nhưng tốt nhất là mẹ nên cai vĩnh viễn luôn vì thuốc lá chẳng tốt gì cả mà còn có hại cho sức khỏe mẹ nữa.

>> Mẹ tham khảo thêm tác hại khôn lường của việc hút thuốc lá khi mang thai

Mẹ sinh non do Stress quá mức

Theo một số nghiên cứu, sinh non và tình trạng căng thẳng cực đoan có một mối liên hệ nhất định với nhau. Trong một số trường hợp, tình trạng căng thẳng quá mức này có thể được cải thiện (chẳng hạn như từ bỏ công việc đang gây cho mẹ quá nhiều áp lực), tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể tránh được (như mẹ bị thất nghiệp, gia đình có chuyện buồn…).

Nếu mẹ gặp phải tình trạng tương tự, hãy tập các bài tập thư giãn, bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục điều độ và quan trọng nhất là hãy tâm sự, chia sẻ với chồng cũng như gia đình, bạn bè hay bác sĩ.

Nguyên nhân gây sinh non do bị stress quá mức

>> Giải pháp giúp mẹ giảm stress khi mang thai hiệu quả?

Viêm nướu

Theo một số nhà nghiên cứu, các vi khuẩn gây viêm nướu có thể thâm nhập vào máu, tiếp cận thai nhi và gây ra tình trạng sinh non; hoặc khả năng thứ hai là chúng kích hoạt hệ miễn dịch của mẹ gây viêm cổ tử cung và tử cung, dẫn đến việc chuyển dạ sớm.

Do đó, lời khuyên ở đây là mẹ bầu nên giữ vệ sinh răng miệng thật tốt, đi khám nha khoa thường xuyên và điều trị bệnh viêm nướu (nếu có) sớm trong thai kỳ để giảm thiểu nguy cơ sinh non.

Bất túc cổ tử cung (cổ tử cung có khiếm khuyết)

Bất túc cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị mở ra sớm do áp lực của tử cung và thai nhi đang phát triển. Tin buồn là tình trạng này không được chẩn đoán trước mà chỉ được biết sau khi mẹ đã trải qua một lần sẩy thai muộn hoặc sinh non.

Và tin mừng là tình trạng này có thể được khắc phục ở những lần mang thai sau mẹ nhé. Mẹ sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ chiều dài cổ tử cung (bằng cách siêu âm) và khâu cổ tử cung để giảm nguy cơ sinh non đấy.

Mẹ có tiền sử sinh non

Một nguyên nhân gây sinh non nữa là mẹ có tiền sử sinh non, nghĩa là mẹ đã từng sinh non ở lần mang thai trước thì nguy cơ sinh non ở lần mang thai sau sẽ cao hơn.

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ cho mẹ bổ sung hóc môn progesterone trong suốt 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ để tránh tình trạng sinh non bị lặp lại.




  1. Heidi Murkoff   Sharon Mazel, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman, New York (p.46 – 47)
  2. Premature Labor, tham khảo tại: http://www.webmd.com/baby/premature-labor
  3. Causes of premature birth and preterm labour, tham khảo tại: http://www.webmd.boots.com/pregnancy/guide/preterm-labour-premature-birth”
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com