Chăm sóc bà bầu

Nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có thật sự nguy hiểm?

Nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có thật sự nguy hiểm? Nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai được gây ra bởi một loại ký sinh trùng tên Toxiplasmagodii có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi. Do đó, mẹ hãy cẩn thận với loại bệnh này nhé!

Mẹ có thể bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai từ đất có chứa phân mèo chứa ký sinh trùng, do ăn thịt động vật chưa nấu chín hay các loại thực phẩm tươi sống có tiếp xúc với thịt bị ô nhiễm. Nếu mẹ từng bị nhiễm khuẩn Toxoplasma trước đó, mẹ thường không bao giờ bị tái nhiễm nữa.

Triệu chứng khi bị nhiễm Toxoplasmosis là gì?

Vì đa số bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nên rất khó khăn để mẹ biết mình có bị nhiễm hay không. Khi bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis, bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều triệu trứng như bệnh cúm: sốt, đau cơ, mệt mỏi và các tuyến bạch huyết sưng lên.

Tiến hành xét nghiệm máu có thể cho thấy xác định mẹ có bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai hay mẹ từng bị nhiễm trong quá khứ hay không. Mẹ cũng có thể trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc tiến hành xét nghiệm trước khi mẹ mang thai.

Nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có nguy hiểm?

Trong những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, những người phụ nữ từng bị nhiễm trùng trong khoảng từ 6 tới 9 tháng trước khi thụ thai sẽ phát triển khả năng miễn dịch với Toxoplasmosis và không lây sang cho thai nhi.

Bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có thể truyền bệnh cho con thông qua con đường nhau thai. Nhiễm trùng trong thời gian đầu mang thai ít có khả năng lây truyền cho con hơn là vào thời gian sau này nhưng nhiễm trùng trong thời gian đầu sẽ để lại những hậu quả triệu chứng nghiêm trọng hơn.
benh-nhiem-trung-toxoplasmosis-hinh-anh1
Mẹ bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có thể truyền bệnh cho con
Tuy nhiên, tỷ lệ mẹ bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai rất thấp và chỉ 1/10000 bé sinh ra bị bệnh Toxoplasmosis bẩm sinh dạng nặng.
Khi mẹ nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai 3 tháng đầu thì hậu quả gây ra cho thai nhi sẽ nghiêm trọng hơn những thời gian khác. Chúng có thể gây ra những tổn thương tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.

Hầu hết trẻ bị nhiễm trùng trong lúc mang thai không cho thấy các dấu hiệu của Toxoplasmosis khi trẻ được sinh ra nhưng chúng có thể gây ra các khuyết tật về học tập, thị lực và thính giác về sau.

Vẫn chưa có loại vắc-xin phòng ngừa ký sinh trùng nguy hiểm nêu trên. Vì thế, các mẹ bầu không có sự lựa chọn nào ngoài việc cẩn thận phòng tránh.

Cách nhận biết bé có bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis hay không?

Nếu mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai, có các một số cách để kiểm tra xem em bé có bị nhiễm hay không:

  • Các tiến bộ gần đây có thể cho phép xét nghiệm máu và (hoặc) nước ối cùng với xét nghiệm gan của thai nhi để chẩn đoán bệnh (thông qua các hình ảnh siêu âm), tuy nhiên các phương pháp này thường không có hiệu quả khi tiến hành trước 20 tới 22 tuần thai.
  • Khoảng 1/3 trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh và có thể được nhìn thấy bằng các hình ảnh siêu âm.
  • Có thể xét nghiệm máu của trẻ khi vừa sinh.

Điều trị bệnh nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai thế nào?

Bệnh nhiễm trùng toxoplasmosis có thể được điều trị trong thời gian mang thai bằng kháng sinh. Được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì cơ hội ngăn chặn bệnh lây lan cho bé yêu trong bụng càng cao.

Nếu không may bé đã bị nhiễm, việc điều trị có thể làm bệnh ít trở nặng hơn. Bé có thể được điều trị bằng thuốc uống trong suốt năm đầu đời và thậm chí lâu hơn.

Gợi ý cách phòng bệnh nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai

  • Nấu thức ăn ở nhiệt độ an toàn và sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ càng. Thịt không nên có màu hồng và nước ép trái cây trông phải sạch sẽ.

benh-nhiem-trung-toxoplasmosis-hinh-anh2

Nấu chín thức ăn là cách phòng ngừa nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai hiệu quả đấy
  • Lột vỏ hay rửa kỹ trước rau quả trước khi ăn.
  • Rửa thớt, chén đĩa, dụng cụ và tay với nước ấm xà phòng sau khi chúng tiếp xúc với thực phẩm.
  • Mang găng tay khi làm vườn và trong bất cứ lúc nào tiếp xúc với đất, cát vì chúng có thể chứa phân mèo. Rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc với đất cát.
  • Tránh phải làm vệ sinh cho mèo nếu có thể. Nếu mẹ phải làm điều đó thì phải đeo găng tay và rửa tay kỹ càng sau khi làm. Không đụng chạm hay tiếp xúc với các con mèo đi lạc hay bỏ hoang. Đồng thời không ăn thịt sống hay thịt mèo chưa nấu chín.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Pregnancy and Toxoplasmosis. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/baby/toxoplasmosis>. [Ngày 13 tháng 02 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com