Nuôi con

Những ảo tưởng về cuộc sống gia đình hoàn hảo

Trong thời đại ngày nay, cuộc sống gia đình có nhiều cấu trúc khác nhau. Trẻ có thể sẽ có những ảo tưởng về một gia đình hoàn hảo. Tuy nhiên, trẻ cần hiểu rằng không có gia đình lý tưởng và xung đột là một phần tất yếu trong đời sống gia đình.

Thực trạng gia đình ở Việt Nam

Sự thay đổi trong cuộc sống gia đình diễn ra nhanh chóng. Bạn có thể lớn lên từ một gia đình khuôn mẫu – gia đình gồm ba mẹ và các con, cha đi làm, mẹ ở nhà chăm sóc con và làm việc nhà.

Ngày nay, phụ nữ không chỉ làm nội trợ, họ còn có thể đi ra ngoài làm việc, kèm theo đó là tỷ lệ ly hôn tăng, số lượng các gia đình cha mẹ đơn thân cũng tăng lên, các loại gia đình khác trở nên phổ biến hơn.

Do đó, trẻ em trong xã hội hiện nay cũng có thể sống trong nhiều môi trường gia đình với cấu trúc khác nhau. Một số trẻ sống với gia đình cha mẹ nuôi, một số trẻ khác sống với cha mẹ kế, hoặc cha mẹ đồng tính.

Thậm chí, nếu gia đình bạn là một mẫu gia đình truyền thống, thì các con của bạn chắc chắn sẽ có những người bạn thuộc các kiểu gia đình khác nhau.

Đôi khi, bạn có thể mong rằng con mình sẽ hỏi những câu hỏi đại loại như “Tại sao người ta lại ly hôn?”, “Tại sao bố và mẹ Nam không sống cùng với nhau?”, “Sao bố của Lan lại sống cùng người phụ nữ khác?”. Khi trẻ hỏi những câu hỏi đó, tức là các em đang cố gắng hiểu 2 điều về gia đình:

  • Có những cấu trúc gia đình nào?
  • Những thay đổi nào có thể xảy ra trong cấu trúc, cuộc sống gia đình và các mối quan hệ của một gia đình?

Bởi vì gia đình rất quan trọng với trẻ, nên cha mẹ cần suy nghĩ kĩ để trả lời những câu hỏi này, không nên đáp trả qua loa.

Bất cứ nhóm người nào sống cùng với nhau trong một ngôi nhà có thể gọi đó là gia đình. Ví dụ, để san sẻ chi tiêu, một phụ nữ đã ly hôn và sống cùng 2 con có thể sống với một người phụ nữ khác (cũng ly hôn) và con của người ấy, họ có thể coi như một gia đình. Ông bà ngoại sống cùng với con gái, con rể và các cháu có thể là một gia đình.

Sự đa dạng trong cấu trúc và định nghĩa về gia đình hầu như vô tận, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng: các thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ hạnh phúc và cùng nhau hoàn thành trách nhiệm trong cuộc sống gia đình.

Những ảo tưởng về gia đình hoàn hảo

1. Gia đình hạt nhân là phổ biến

Gia đình hạt nhân là gia đình chỉ có bố mẹ và con cái. Mặc dù nhiều người cho rằng đây là cấu trúc gia đình phổ biến, nhưng không phải vậy. Gia đình hạt nhân chỉ tương đối phổ biến gần đây. Trước đó, phổ biến nhất là gia đình đa thế hệ, với ông bà sống cùng các cháu, và họ hàng sống gần đó.

Gia đình hạt nhân phát triển để đáp ứng một số yếu tố như: sức khỏe tốt hơn và sống thọ hơn trong thời buổi nền kinh tế phát triển, công nghiệp hóa, đô thị hóa và di dân. Những sự thay đổi này là kết quả của sự biến chuyển từ gia đình mở rộng và chia tách vẫn đang tiếp diễn trong gia đình.

Những ảo tưởng về cuộc sống gia đình hoàn hảo

Gia đình hạt nhân ngày càng trở nên phổ biến

2. Sự hòa hợp trong gia đình là hiển nhiên, không phải là mong đợi

Ở những gia đình hạnh phúc, vẫn luôn có xung đột và căng thẳng. Những bất đồng giữa vợ chồng là chuyện thường, từ chuyện nuôi dạy con cái ra sao đến việc chi tiêu trong gia đình như thế nào. Vợ chồng cũng thường đối mặt với việc không có khả năng để duy trì sự lãng mạn trong tình yêu như thời gian đầu sau khi kết hôn, do đó, học cách duy trì mối quan hệ trở nên rất quan trọng.

Xung đột giữa cha mẹ và con cái cũng phổ biến. Do cha mẹ muốn khẳng định quyền lực, trong khi con cái muốn khẳng định quyền độc lập nên xung đột là điều không tránh khỏi.

Ai trong chúng ta cũng mong rằng cuộc sống gia đình không bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực trong xã hội, nhưng đó là những mong đợi không thực tế. Sẽ có những lúc xung đột và bất đồng trong gia đình có nguyên nhân từ xã hội, từ đời sống bên ngoài.

Lời khuyên: Có nhiều cách khác nhau để tìm lại hạnh phúc trong hôn nhân, ví dụ như tìm hiểu thông tin trên mạng, nói chuyện với bạn bè hay tìm một nhà tham vấn để được hỗ trợ. Khi có xung đột gia đình (cha mẹ và con cái), cha mẹ hãy cố gắng đặt mình vào vai trò của con để hiểu và thông cảm với con cái hơn.

3. Sự ổn định của một gia đình là thước đo của thành công

Sự thay đổi luôn là một phần của cuộc sống. Chết chóc, bệnh tật, chia tách, lo âu về tài chính, ly hôn… là những điều mà một gia đình có thể gặp phải, và cần điều chỉnh để tiếp tục cuộc sống. Do vậy, sự ổn định không phải là thước đo duy nhất để chúng ta đánh giá sự thành công của một gia đình. Nhiều gia đình vẫn hoạt động khá tốt, mặc dù có những lúc không suôn sẻ. Thật ra, điều quan trọng để đánh giá thành công của cuộc sống gia đình là khả năng điều chỉnh để thay đổi. Cuộc sống thường ngày đầy căng thẳng, và cần sự thống nhất từ các thành viên trong nhà.

Lời khuyên: Nếu bạn bận tâm quá nhiều đến sự ổn định, hãy tìm sự giúp đỡ bên ngoài hoặc từ các thành viên trong gia đình như ông bà, cô chú… Nếu gia đình phải đối mặt với những sự thay đổi liên tục, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà tham vấn gia đình.

4. Cha mẹ kiểm soát số phận của con

Thực tế là cha mẹ không thể quyết định cuộc sống của con cái và trẻ thường mong muốn độc lập, tách khỏi cha mẹ. Trong thời điểm đó, nhiều nhân tố bên ngoài trẻ và cuộc sống gia đình có thể ảnh hưởng đến cách trẻ phát triển.

Mỗi trẻ có khả năng trí tuệ, tính khí và khả năng xã hội hóa khác nhau. Cho nên, cha mẹ cần yêu thương và chấp nhận các con, giúp chúng có thể thành công ở những nhiệm vụ, lĩnh vực phù hợp, giúp trẻ tuân thủ luật lệ và trách nhiệm trong xã hội. Đây là những nhiệm vụ rất khó khăn.

Đôi khi cha mẹ cho rằng mình có toàn quyền trách nhiệm lên số phận của con. Điều này càng làm họ đặt trách nhiệm nặng nề và thiếu thực tế lên con cái. Nếu trẻ gặp vấn đề, họ sẽ cảm thấy thất bại; trẻ cũng cảm giác tương tự nếu các em không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ. Tóm lại, cha mẹ có thể ảnh hưởng và định hướng cho con nhưng không thể kiểm soát cuộc sống của con mình.

Lời khuyên: Cha mẹ có thể dạy con một số điều sau để giúp con phát triển tốt hơn:

  • Trở thành nhà lãnh đạo và nhà thám hiểm
  • Tư duy phê phán và độc lập
  • Suy nghĩ sâu sắc hơn
  • Dành thời gian riêng để học và đi chơi với bạn bè
  • Đọc sách của người lớn và nghiên cứu các chủ đề nghệ thuật, khoa học.

Dần dần, trẻ sẽ khám phá thế giới và chính bản thân mình. Cha mẹ cũng sẽ chuyển tình yêu và sự chấp nhận để giúp con tôn trọng luật lệ và trách nhiệm trong xã hội.

Những ảo tưởng về cuộc sống gia đình hoàn hảo hình ảnh 2

Nghiên cứu về các chủ đề nghệ thuật có thể giúp con phát triển tốt hơn

5. Anh chị em trong nhà luôn hợp tác với cha mẹ và luôn sẵn lòng giúp đỡ anh em

Nghiên cứu và khảo sát trong cuộc sống gia đình hàng ngày cho thấy hầu hết anh em trong nhà đều cãi nhau. Và thường thì bố mẹ không can dự và để trẻ tự giải quyết vấn đề. Nhưng đôi khi, cha mẹ cần làm gì đó để ngưng cuộc tranh cãi đang lên đến đỉnh điểm. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy anh chị em cãi nhau thì sau này vẫn có thể là anh chị em tốt của nhau.

6. Gia đình hạnh phúc khi cha đi làm kiếm tiền và mẹ ở nhà nuôi dạy con

Trước khi công nghiệp phát triển, phụ nữ thường ở nhà nuôi dạy con, trồng rau, chăn nuôi và người chồng đi làm kiếm tiền. Ngày nay, phụ nữ có thể đi làm và kiếm tiền như chồng mình.

Thực tế cuộc sống gia đình ngày nay

1. Có nhiều cha mẹ đơn thân do ly hôn hoặc góa bụa.

2. Ngày càng có nhiều gia đình đơn thân do người phụ nữ không muốn kết hôn.

3. Trong những năm gần đây, gia đình đồng tính tăng lên. Nếu là gia đình đồng tính nữ, họ có thể sinh con nhờ thụ tinh nhân tạo với tinh trùng hiến tặng để trẻ được nuôi dưỡng bởi 2 bà mẹ. Nếu là gia đình đồng tính nam, họ có thể nhận nuôi một đứa trẻ để cùng nuôi dạy con.

4. Có gia đình hỗn hợp, do những người đã từng ly hôn quyết định cưới và sống cùng nhau.

5. Bên cạnh đó, vẫn có những gia đình hạt nhân và gia đình đa thế hệ

Không có gia đình lý tưởng và xung đột là một phần tất yếu trong cuộc sống gia đình. Điều quan trọng bạn cần nhớ là: mình không phải là người duy nhất gặp vấn đề hôn nhân hay những khó khăn trong nuôi dạy con.

Dĩ nhiên là nếu vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn cần đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ các nhà tâm lý hay nhân viên xã hội có chuyên môn về vấn đề hôn nhân và gia đình.

Và, hãy nhớ rằng, không có cuộc hôn nhân hoàn hảo và không có mối quan hệ hoàn hảo.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. The Perfect Family. Đọc thêm tại: <https://www.mentalhelp.net/articles/the-perfect-family/>. [Ngày 25 tháng 9 năm 2015]
  2. Four Myths of the “Perfect” Family –Family Therapy. Đọc thêm tại: <https://drorlandini.com/four-myths-of-the-perfect-family-family-therapy/>. [Ngày 25 tháng 9 năm 2015]
  3. Edward L.Schor, M.D. (2004). Caring for Your School-Age Child. Ages 5 to 12. Bantam Books. Trang 310 – 313.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com