Sinh con

Vài lưu ý trước ngày sinh giúp mẹ vượt cạn suôn sẻ

Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày sinh rồi, thế mẹ đã sẵn sàng cho việc vượt cạn chưa? Ngoài việc chuẩn bị đồ đi sinh cho cả mẹ, có những điều cần biết trước khi sinh mẹ cần bỏ túi đấy!

Vào thời điểm nào đó gần cuối kỳ chuyển dạ đầu hoặc đầu kỳ chuyển dạ tích cực (có thể là khi các cơn co thắt cách nhau 5 phút hoặc ít hơn, nhưng có thể sẽ sớm hơn nếu bạn ở xa bệnh viện hoặc nếu đây không phải là lần đầu tiên bạn sinh con), bác sĩ sẽ bảo bạn xách ba lô lên và nhập viện.

Thành thạo cách di chuyển đến bệnh viện hoặc nhà hộ sinh

Để di chuyển đến bệnh viện hoặc nhà hộ sinh dễ dàng hơn, có những điều cần biết trước khi sinh mẹ cần bỏ túi:

  • Nếu sinh tại nhà hộ sinh. Bạn cần chắc chắn người hộ sinh sẽ nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn bất cứ khi nào, dù đang ở đâu và có thể nhanh chóng đến chỗ bạn. Nhưng đừng quên gọi và thông báo với họ trước đó nhé!
  • Nếu sinh tại bệnh viện. Hơn hết, bạn cần biết rõ đường đi đến bệnh viện, quen với các quy định đỗ xe. Nếu việc đỗ xe khá phức tạp và sợ phải chờ đợi, tốt hơn bạn nên bắt taxi. Và cuối cùng là biết lối nhanh nhất để tới khoa sản.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ nếu chẳng may không có ai ở nhà, đừng tự cố lái xe đến bệnh viện mà hãy bắt taxi hoặc nhờ một người nào đó chở đi nhé!

Trên đường đi, bạn có thể ngồi dựa lưng ra ghế sau sao cho thoải mái, nhưng nhớ là phải thắt dây an toàn đấy (nếu đi xe ô tô hoặc taxi). Nếu thấy lạnh, bạn có thể sử dụng chăn để đắp, do vậy khi chuẩn bị đồ đi sinh bạn nhớ mang theo chăn hoặc khăn lớn nhé!

Thực hiện thủ tục đăng ký nhập viện

Nếu đã đăng ký trước, thủ tục nhập viện của bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu bạn đang ở kỳ chuyển dạ tích cực và không muốn trả lời các câu hỏi, người hỗ trợ sinh có thể giúp bạn làm điều đó.

Nếu chưa đăng ký trước, bạn (hoặc người hỗ trợ sinh) sẽ phải làm nhiều thủ tục hơn, vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này bạn hãy chuẩn bị tinh thần phải điền thông tin hàng đống giấy tờ và trả lời rất nhiều câu hỏi đấy.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi sinh

Khi đã đến khu vực dành cho chuyển dạ và sinh nở, một y tá sẽ đưa bạn vào phòng đánh giá để kiểm tra cổ tử cung, đo nhịp tim thai nhi và theo dõi các cơn co thắt vài lần để xem liệu bạn đã ở kỳ co thắt mạnh chưa.

Những điều cần biết trước khi sinh mẹ cần bỏ túi

Bạn sẽ được kiểm tra sơ bộ trước khi đưa vào phòng sinh

Ở một số bệnh viện, người hỗ trợ sinh và những người thân khác có thể được yêu cầu chờ ở ngoài trong thời gian bạn được đưa vào và chuẩn bị. Nếu bạn muốn có người hỗ trợ sinh bên cạnh, hãy bày tỏ nguyện vọng của bạn vì hầu hết các bệnh viện hoặc nhà hộ sinh khá linh động. Lúc này, y tá sẽ:

  • Ghi chú các tiền sử vắn tắt, hỏi về thời gian các cơn co thắt bắt đầu, khoảng cách giữa chúng, liệu bạn đã vỡ ối chưa, lần cuối bạn ăn là khi nào và đã ăn những gì, và cả những điều khác.
  • Yêu cầu bạn (hoặc người hỗ trợ sinh) kí tên vào giấy cam kết theo thủ tục.
  • Đưa bạn áo choàng bệnh viện để thay và có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu.
  • Kiểm tra mạch, huyết áp, hô hấp, nhiệt độ của bạn; tìm xem có nước ối rò rỉ, chảy máu hay máu báo chuyển dạ (dịch âm đạo có dính máu) không; nghe nhịp tim thai với Doppler hoặc gắn bạn vào thiết bị theo dõi thai nhi, nếu điều này được cho là cần thiết. Y tá cũng có thể đánh giá tình trạng thai nhi và vị trí ngôi thai.

Những điều cần biết trước khi sinh mẹ cần bỏ túi hình ảnh 2

Y tá sẽ nghe nhịp tim thai nhi và đánh giá tình trạng thai nhi cho mẹ biết
  • Tùy thuộc vào các quy định của bác sĩ và bệnh viện (và, tốt nhất là theo nguyện vọng của bạn), bạn có thể bắt đầu được truyền dịch.
  • Kiểm tra bên trong để xem cổ tử cung của bạn đã giãn nở và mỏng đi thế nào (nếu chưa được kiểm tra). Nếu bạn chưa vỡ ối một cách tự nhiên và cổ tử cung đã giãn ít nhất 3 – 4 cm (nhiều bác sĩ muốn chờ đến khi giãn được 5 cm), bạn có thể được làm vỡ ối nhân tạo – trừ phi bạn và bác sĩ quyết định để nguyên như thế cho đến khi các màng nhầy tự đứt và túi ối bị vỡ hoặc để sau. Thủ thuật này thường không gây đau; tất cả những gì bạn sẽ cảm nhận thấy là dòng nước ấm chảy ra.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào – về quy định của bệnh viện hoặc nhà hộ sinh, về tình trạng của bạn, về kế hoạch của bác sĩ – mà chưa được trả lời trước đó, thì bây giờ là thời gian thích hợp để bạn hoặc người hỗ trợ sinh đặt câu hỏi. Người hỗ trợ sinh của bạn cũng có thể dùng dịp này để phát các bản copy kế hoạch sinh của bạn (nếu có) cho những người tham gia ca sinh.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edition, Workman Publishing, USA. Page 384 – 385.
  2. Childbirth: What to pack for the hospital or birth center. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/packing-for-the-hospital-or-birth-center>. [Ngày 07 tháng 05 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com