Nuôi con

Nhà có trẻ nhỏ và những lưu ý trước khi “rước” vật nuôi

Nếu mẹ có ý định nuôi vật nuôi trong nhà để chơi đùa cùng bé, hãy để bé lớn khoảng 5-6 tuổi bé đã đủ lớn để có thể tự chăm sóc thú cưng của mình.

Trẻ em thường có  nhiều nguy cơ bị cắn, trầy xước bởi các loại thú, kể cả các loại vật nuôi trong nhà đặc biệt là trong lần đầu tiên chúng nhìn  thấy bé. Những lúc này mẹ không nên để bé một mình.

Khoảng từ 2 hoặc ba tuần sau khi loài vật nuôi đã quen với bé thì hầu như không còn gây hại nữa. Tuy nhiên để chắc chắn mẹ vẫn nên thận trọng khi để bé chơi đùa với các loài vật nuôi.

nhung-luu-y-khi-nuoi-thu-cung-trong-nha-co-tre-nho-hinh-anh1

Mẹ nên cân nhắc kĩ trước khi rước thú nuôi về nhà

Đảm bảo an toàn khi có vật nuôi trong nhà

Nếu mẹ có ý định nuôi vật nuôi trong nhà để chơi đùa cùng bé, hãy để bé lớn khoảng 5- 6 tuổi vì lúc này bé đã đủ lớn để có thể tự chăm sóc thú cưng của mình.

Các bé nhỏ nhiều khi  bị lẫn lộn giữa thú cưng và đồ chơi, do vậy bé đôi khi sẽ có những hành trêu chọc, ngược đãi động vật, điều này có thể gây hại cho bé. Tuy nhiên mẹ có thể áp dụng các hướng dẫn dưới đây để  đảm bảo an toàn cho bé:

Không trêu chọc thú cưng. Mẹ không nên để bé trêu chọc thú cưng như kéo đuôi, tranh giành món đồ chơi hoặc đơn giản là một mẫu xương của chúng

Không quấy rầy thú nuôi khi chúng đang ăn. Khi các loại vật nuôi đang ăn mẹ tuyệt đối không nên để bé lại gần, không làm phiền chúng, không đánh lén, nhắc nhở bé không nên đặt tay gần bát ăn của các loài vật nuôi vì có thể bị cắn nhầm

Không để cho các loại vật nuôi liếm mặt. Mẹ hãy dạy bé không nên để mặt sát các loài vật nuôi vì đôi khi bé có thể bị cắn

Thận trọng khi đến gần chó, mèo lạ. Nếu gặp các thú nuôi lạ, phải xin phép người chủ của chúng trước rồi mới lại gần, nhưng phải để chúng ngửi mùi trước rồi hẳn vuốt ve chúng. Khi có chó lạ tới gần, không được vừa chạy vừa la hét mà phải đứng yên, không nhìn vào mắt chúng. Nếu chẳng may bị ngã, hãy giả vờ nằm im như một khúc gỗ. Chó thấy bé không phải là mối đe dọa của mình thì sẽ bỏ đi.

Học cách quan sát ngôn ngữ cơ thể của  các loài vật nuôi trong nhà. Đối với những bé lớn mẹ có thể dạy bé cách quan sát ngôn ngữ cơ thể của loài vật nuôi trong nhà như khi chó gầm gừ, có đuôi hoặc lông dựng đứng lên, sủa, gầm gừ, nhe răng hoặc khi nhìn thấy một con mèo có lông dựng đứng, đuôi cứng đơ, tai vểnh, gầm gừ, mắt giản to thì mẹ không nên để bé đến gần vì có thể gây nguy hiểm cho bé

Không đến gần khi nhìn thấy những con chó đánh nhau.  Dạy bé khi nhìn thấy hai con chó đánh nhau thì không nên lại gần cũng không nên cố gắng tìm cách ngăn chặn chúng đánh nhau vì lúc đó chúng sẽ  nghĩ rằng bé đang khuyến khích chúng

Rửa tay. Luôn rửa tay thật sạch cho bé sau khi tiếp xúc với vật nuôi vì chúng có thể mang vi khuẩn gây bệnh. Rùa và các loài bọ sát cũng có khả năng gây bệnh

Không để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một mình với các loài vật nuôi. Mẹ tuyệt đối không nên để các bé sơ sinh và trẻ nhỏ  chơi một mình với các loài vật nuôi bởi vì trẻ nhỏ đôi khi chưa thể nhận thức được mối nguy hiểm đặc biệt là vào lúc các loài vật nuôi trở nên mệt mỏi

Không để bé tiếp xúc với các loại động vật hoang dã. Các loài động vật hoang dã có thể mang rất nhiều mầm bệnh, chúng có thể truyền qua cơ thể khi bé tiếp xúc với chúng vì vậy mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với các loại gặm nhấm như ( chuột, sóc, nhím,..) và các loài động vật hoang dã khác như gấu trúc, chồn hôi, cáo. Những loài vật đi hoang như chó  cũng có khả năng  gây bệnh dại

Tiêm vacxin phòng bệnh dại cho vật nuôi. Nếu trong nhà có thú cưng như chó, mèo mẹ nên mang chúng đi tiê phòng bệnh dại

nhung-luu-y-khi-nuoi-thu-cung-trong-nha-co-tre-nho-hinh-anh2

Vật nuôi trong nhà cần được tiêm ngừa, tắm rửa sạch sẽ

Phòng tránh bệnh tật từ vật nuôi cho bé

  • Hàng năm gia đình cần cho vật nuôi tiêm chủng, uống thuốc sổ giun định kỳ.
  • Thường xuyên giữ vệ sinh, tắm và diệt ve, bọ chét cho vật nuôi.
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
  • Khi vật nuôi có các biểu hiện bị bệnh như rụng lông, ngứa ngáy, bỏ ăn,…cần đưa ngay chúng đến phòng khám.

Làm gì nếu bé bị vật nuôi cắn?

Đối với các vết thương nhỏ. Nếu vết cắn không quá nghiêm trọng chỉ gây trầy xước nhẹ và không có nguy cơ mắc  bệnh dại, mẹ hãy xem nó như một vết thương bình thường. Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước sau đó nhờ bác sĩ tư vấn để bôi kem kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng. Sau đó băng vùng da bị tổn thương lại

Đối với những vết thương sâu. Nếu vết cắn của vật nuôi trong nhà tạo thành một lỗ thủng sâu hoặc da bị rách và chảy máu mẹ hãy cầm máu cho bé bằng một miếng vải sạch, khô sau đó đưa bé đến gặp bác sĩ

Nhiễm trùng. Nếu vùng da của bé có dấu hiệu nhiễm trùng như: sưng, đỏ, có cảm giác đau nhiều hơn lúc ban đầu hoặc vùng da bị rỉ máu hoặc dịch thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bạn sĩ ngay

Trong trường hợp nghi ngờ bệnh dại. Nếu mẹ nghi ngờ bé bị chó, mèo dại cắn hoặc bị dơi cắn cần phải đưa  bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA. Trang 501.
  2. Animal bites: First aid. Tham khảo tại: <http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-animal-bites/basics/art-20056591>. [Ngày 15 tháng 11 năm 2014]
  3. Safety Tips (Children & Pets)”. Tham khảo tại: <http://www.thenewparentsguide.com/safety-tips-for-kids-petlovers.htm>. [Ngày 15 tháng 11 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com