Sinh con

Nỗi lòng người mẹ khi đứa con mất trong hoặc ngay sau khi sinh

Việc mất con trong hoặc mất con sau khi sinh đều khiến mọi người đau buồn, đặc biệt là người mẹ. Đó có lẽ là sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời người mẹ.

Mất con – Sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời của mẹ!

Hơn ai hết, chắc hẳn tâm trạng của mẹ lúc này đang “rất rất” tồi tệ, có lẽ mọi thứ như đang sụp đổ vì cái giây phút mong chờ bé con chào đời đã vụt quá xa tầm tay mẹ và bây giờ mẹ phải tay không về nhà cùng cái đầu nặng trĩu nỗi uất ức.

Mất con là sự mất mát quá lớn và mẹ đang nghĩ rằng chẳng có điều gì có thể làm lành vết thương lòng mà mẹ đang trải qua. Điều đó là chắc chắn nhưng đừng quá đau buồn vì điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mẹ.

“Thua keo này ta bày keo khác”, mẹ vẫn có thể mang thai một lần nữa cơ mà? Mẹ cần nghĩ rằng mất con là sự cố và mẹ chẳng bao giờ muốn điều này xảy ra. Điều tốt nhất lúc này là ngưng cảm giác tội lỗi và đặt bé con vào một góc nhỏ trong tim cùng những kỷ niệm đẹp của những ngày tháng thai kỳ.

Hãy làm theo những gợi ý bên dưới và chúng sẽ giúp mẹ vơi đi nỗi đau lúc này:

Khi ở bệnh viện

Nhìn mặt con, ôm con, đặt tên cho con

Đau buồn là một bước quan trọng trong việc chấp nhận và hồi phục từ mất mát của bạn, và thật khó để than khóc cho một đứa trẻ không tên mà bạn chưa từng thấy mặt.

Thậm chí nếu con bạn bị dị dạng, các chuyên gia khuyên vẫn sẽ tốt hơn nếu bạn nhìn mặt con hơn là không bởi những gì tưởng tượng thường còn tệ hơn thực tế. Ôm và đặt tên cho em bé sẽ làm cái chết của con trở nên thật hơn đối với bạn và cuối cùng sẽ giúp bạn dễ hồi phục hơn.

Việc sắp xếp tổ chức lễ tang và an táng cho con hoặc một buổi tưởng niệm cũng vậy, những việc này sẽ cho bạn một cơ hôi khác để nói lời tạm biệt. Nếu an táng, phần mộ của con sẽ là một nơi cố định để bạn có thể đến thăm con vào những năm sau này trong tương lai.

Lưu lại ảnh hoặc những vật kỷ niệm khác (một mớ tóc, dấu chân)

 Việc này giúp bạn có những nhắc nhở hữu hình để nâng niu khi bạn nghĩ về đứa con đã mất trong tương lai. Cố chú ý vào những chi tiết bạn muốn nhớ đến sau này – đôi mắt to và lông mi dài, đôi bàn tay nhỏ xinh với những ngón tay mềm mại, cái đầu với mái tóc dày của bé.

Thảo luận với bác sĩ về cái chết của con

Thảo luận với bác sĩ về những phát hiện khi khám nghiệm tử thi và các báo cáo y khoa khác giúp bạn chấp nhận thực tế những gì đã diễn ra và giúp bạn trong quá trình đau buồn. Có thể bạn đã được kể nhiều chi tiết trong phòng sinh; tuy nhiên thuốc, tình trạng nội tiết tố, cũng như cú sốc bạn cảm thấy lúc đó có khả năng ngăn bạn hiểu được những điều đó một cách hoàn toàn.

noi-long-nguoi-me-mat-con-sau-khi-sinh-hinh-anh1

Thảo luận với bác sĩ về cái chết của con

Xem xét việc hiến tạng nếu khả thi

Đôi khi, khi em bé sinh ra còn sống và có một vài cơ quan vẫn hoạt động nhưng được tiên lượng không có hi vọng sống sót, bạn có thể xem xét việc hiến tạng. Việc có thể giúp được một em bé khác được sống có thể mang lại sự an ủi trong trường hợp này.

Yêu cầu bạn bè hoặc họ hàng để yên những thứ bạn đã chuẩn bị ở nhà cho con

Về nhà và nhìn thấy ngôi nhà trông như thể chưa có đứa bé nào được mong đợi sẽ chỉ làm bạn thấy khó chấp nhận những gì đã xảy ra hơn mà thôi. Vì vậy, hãy bảo bạn bè, người thân đừng dọn chúng đi.

Khi về nhà

Mỗi người có những phản ứng khác nhau

Bạn cần nhớ rằng giai đoạn đau buồn thường gồm nhiều bước, gồm phủ nhận thực tế và tự cô lập, giận dữ, trầm cảm, và chấp chận. Đừng ngạc nhiên nếu bạn có những cảm xúc này, dù không nhất thiết phải theo đúng thứ tự trên.

Nếu bạn không cảm thấy tất cả những cảm xúc trên hoặc nếu bạn trải qua những cảm xúc khác thay thế hoặc nhiều hơn thì cũng đừng quá ngạc nhiên vì mỗi người sẽ phản ứng khác nhau, mặc dù ở vào hoàn cảnh tương tự – đặc biệt là hoàn cảnh cá nhân như thế này.

Chuẩn bị tinh thần cho một khoảng thời gian khó khăn

Trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể cảm thấy chán nản, lo âu nhiều, hoặc chỉ là rất buồn và khó ngủ, ăn không ngon, hay không thể tập trung làm việc.

Bạn có thể dễ nóng giận với chồng và các con, nếu có. Bạn có thể cảm thấy lẻ loi – dù ở bên cạnh bạn là những người yêu quý bạn – và trống trải, bạn thậm chí còn có thể tưởng tượng bạn nghe thấy tiếng đứa con đã mất của mình khóc giữa đêm.

Và cũng có khả năng bạn sẽ thấy bản thân mình cần được như một đứa trẻ, muốn được yêu thương, chăm sóc, chiều chuộng.
Tất cả những điều này đều điều là bình thường.

Khóc

Hãy khóc bao lâu và bao nhiêu tùy thích nếu bạn cần.

noi-long-nguoi-me-mat-con-sau-khi-sinh-hinh-anh2

Hãy khóc đi đừng cố kiềm nén

Đừng cảm thấy tội lỗi

Cần nhận ra rằng cảm giác tội lỗi có thể làm nỗi đau buồn trầm trọng hơn và khiến bạn khó thích nghi với nỗi mất mát hơn. Nếu bạn cảm thấy việc mất con là một sự trừng phạt cho sự tự mâu thuẫn về cái thai, hoặc nếu cho rằng bạn đã không chăm sóc thai đủ tốt, rằng bạn thiếu các phẩm chất cần thiết khác của một người mẹ, hoặc vì bất cứ lý do gì khác, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn để giúp bạn hiểu được rằng bạn chắc chắn chẳng có trách nhiệm gì trong việc mất con cả.

Bạn cũng cần sự giúp đỡ nếu từng nghi ngờ bản thân trong quá khứ và giờ tin rằng nghi ngờ của bạn đã được xác nhận là đúng (con bạn sinh ra không sống được).

Nếu bạn cảm thấy có lỗi thậm chí cả khi suy nghĩ về việc trở lại cuộc sống bình thường vì bạn có cảm giác như mình đang phản bội đứa con đã mất, việc xin đứa bé tha thứ, hoặc cho phép bạn sống vui vẻ trở lại trong suy tưởng có thể hữu ích. Bạn có thể thử làm như vậy trong một “bức thư”, trong đó bạn bày tỏ tất cả những gì bạn cảm thấy, hi vọng, và mong ước.

Chồng bạn cũng đau buồn vì mất con

Cha đứa trẻ trông có vẻ đau buồn ít hơn hoặc trong thời gian ngắn hơn – một phần cũng vì khác với bạn, anh ấy không mang đứa trẻ trong mình suốt nhiều tháng. Nhưng điều đó không có nghĩa nỗi đau anh ấy cảm thấy là ít thật hơn hay việc tiếc thương là ít quan trọng hơn với anh ấy để phục hồi sau nỗi đau mất con.

Đôi khi, có thể những người cha gặp khó khăn để diễn đạt nỗi đau buồn của mình hơn, hoặc dồn nén những cảm xúc vì họ cố gắng trở nên mạnh mẽ vì vợ. Nếu bạn cảm nhận được chồng bạn ở trường hợp này, cả bạn và chồng có thể thấy nhẹ nhõm, dễ chịu hơn khi nói chuyện với nhau về nỗi đau cả hai đang chịu đựng. Khuyến khích anh ấy chia sẻ với bạn, với chuyên viên tư vấn, hoặc với một người cha khác cũng từng trải qua mất mát như vậy.

Hãy quan tâm lẫn nhau

Khi đau buồn bạn có thể chỉ quan tâm đến bản thân. Bạn và chồng có thể chỉ thấy bản thân mình bị gặm nhấm bởi nỗi đau riêng mà không còn chút tâm trạng nào để an ủi lẫn nhau. Thật không may, đôi khi mối quan hệ có thể nảy sinh các trục trặc khi hai người cho nhau đứng ngoài lề theo kiểu đó, làm việc hồi phục tinh thần thậm chí còn khó khăn hơn.

Dù gần như chắc chắn sẽ có những lúc bạn muốn được ở một mình với những suy nghĩ của bản thân, bạn cũng hãy dành thời gian chia sẻ những điều bạn nghĩ với chồng. Bạn cũng nên cân nhắc tìm sự tư vấn để cùng nhau vượt qua nỗi đau buồn này, hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ giữa các cặp đôi. Nó không chỉ có thể giúp hai bạn thấy dễ chịu mà còn giúp duy trì và thậm chí làm sâu sắc thêm mối quan hệ của hai bạn.

noi-long-nguoi-me-mat-con-sau-khi-sinh-hinh-anh3

Hai vợ chồng cần quan tâm lẫn nhau để cùng nhau vượt qua nỗi đau này

Đừng một mình đối mặt với thế giới

Nếu bạn e sợ các câu hỏi quan tâm mình như: “Bạn sinh rồi chứ?”, hãy dắt một người bạn theo cùng những lần đầu đi chợ, siêu thị, và những nơi bạn thường lui tới khác để người đó có thể xử lý các câu hỏi thay cho bạn.

Hãy đảm bảo rằng mọi người ở chỗ làm, nơi bạn thường tới thắp hương, cầu nguyện, những hội nhóm bạn tham gia, được thông báo về sự việc trước khi bạn trở lại, để bạn không phải gặp khó khăn nào trong việc giải thích hơn là hoàn toàn cần thiết.

Một số bạn bè và người thân có thể không biết nói hay làm gì để an ủi bạn

Một vài người có thể thấy rất không thoải mái nên lảng tránh đi trong thời gian bạn đau buồn. Những người khác có thể nói những điều gây tổn thương hơn là hữu ích như: “Tôi biết cô cảm thấy thế nào mà”, hoặc “Ồ, cô có thể sinh đứa khác mà”, hoặc “Cũng là điều tốt vì đứa bé mất trước khi cô trở nên gắn bó với nó”.

Dù chắn chắn là họ có ý tốt, có thể họ không hiểu rằng những ai chưa từng mất con sau khi sinh thì chẳng thể nào biết được cảm giác đó là như thế nào, rằng một đứa con khác không bao giờ có thể thế chỗ của em bé đã mất, hoặc rằng những người làm cha mẹ có thể đã trở nên gắn bó với con rất lâu trước khi bé chào đời.

Nếu bạn thường xuyên nghe những lời nhận xét như vậy, hãy nhờ một người bạn thân hoặc họ hàng giải thích cảm giác của bạn ra sao và cho những người khác biết rằng bạn mong họ chỉ nói họ thấy tiếc về mất mát của bạn là được rồi.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đã từng trải qua hoàn cảnh như bạn

Giống như nhiều người làm cha mẹ khác, bạn có thể tìm thấy sức mạnh từ việc gia nhập nhóm hỗ trợ dành cho các ông bố bà mẹ từng mất con nhỏ. Trên mạng cũng có các nhóm hỗ trợ có thể mang đến cho bạn niềm an ủi.

Tuy nhiên, đừng để việc tham gia nhóm trở thành một cách níu giữ nỗi đau buồn; thay vì vậy, hãy để nó tan biến đi. Nếu sau một năm mà bạn vẫn có vấn đề chấp nhận việc mất con (sớm hơn, nếu bạn có vấn đề với các hoạt động hằng ngày), hãy tìm kiếm liệu pháp tâm lý cá nhân.

Dần dần hồi phục sau nỗi đau mất con

Tự chăm sóc bản thân

Khi phải đối mặt với quá nhiều nỗi đau tinh thần, đừng tiếp tục giày vò nữa, hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.

  • Ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, và luyện tập thể dục là những việc quan trọng không chỉ giúp bạn giữ gìn sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục của bạn. Bạn cần cố gắng chủ tâm dùng bữa mặc dù không cảm thấy thích ăn mấy đi nữa.
  • Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm hoặc thực hiện một vài động tác tập thư giãn để giúp bạn cảm thấy dễ chịu, và ngủ ngon hơn vào buổi tối. Cố gắng biến các hoạt động thể chất trở thành một việc làm thường ngày, thậm chí nếu đó chỉ là đi dạo trước bữa ăn tối.
  • Và hãy cho phép bản thân thỉnh thoảng tạm rời xa nỗi đau buồn: xem một bộ phim, đi thăm bạn bè, nghỉ cuối tuần ở vùng nông thôn – tận hưởng thời gian vui vẻ và đừng thấy có lỗi.

Xét cho cùng, để cuộc sống tiếp diễn, bạn cần tiếp tục sống.
Hướng đến các hoạt động tín ngưỡng, nếu điều đó giúp bạn thanh thản

Đối với một số cha mẹ đang đau buồn, đức tin là một nguồn an ủi lớn.

noi-long-nguoi-me-mat-con-sau-khi-sinh-hinh-anh4

Với một số cha mẹ, đức tin là một nguồn an ủi lớn

Cố gắng có thai lại sau khi mất con

Nếu bạn muốn có con, bạn có thể thử để mang thai lại; nhưng đừng chỉ vì bạn cố gắng cảm thấy tốt hơn hoặc để thay thế đứa con vừa mất. Tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi nỗi đau buồn sâu đậm nhất đã qua đi trước khi suy tính chuyện có thai lần nữa.

Nỗi đau của bạn sẽ vơi dần theo thời gian

Lúc đầu, sẽ chỉ toàn là những ngày tồi tệ, sau đó hòa lẫn vào là một vài ngày tốt lành; cuối cùng, sẽ có nhiều ngày tốt lành đến với bạn hơn số ngày tồi tệ. Nhưng cũng chuẩn bị tinh thần cho khả năng tàn dư của nỗi đau có thể vẫn tồn tại rất lâu sau đó.

Quá trình đau buồn có thể bao gồm các cơn ác mộng và những hồi tưởng dù thoáng qua nhưng đầy đau đớn, thường không hoàn toàn kết thúc trước hai năm, nhưng giai đoạn tồi tệ nhất thường qua đi trong 3 – 6 tháng sau khi mất con.

Nếu sau 6 – 9 tháng mà nỗi đau buồn vẫn là trung tâm cuộc sống của bạn, nếu bạn có vấn đề với các hoạt động thường ngày hoặc khó tập trung, hoặc nếu bạn chẳng quan tâm mấy đến bất cứ thứ gì khác, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.

Bạn cũng nên tìm kiếm sự hỗ trợ nếu ngay lúc đầu bạn chẳng cảm thấy đau buồn. Và hãy nhớ rằng trầm cảm sau sinh cũng có thể che khuất quá trình hồi phục.

Tưởng nhớ con một cách riêng tư hay công khai tùy bạn

Khi nói đến lễ tưởng niệm, hãy làm bất cứ điều gì bạn thấy thích hợp. Đó có thể là một buổi lễ được tổ chức hoàn toàn riêng tư, để mỗi mình bạn và chồng chia sẻ cảm xúc với nhau; hoặc là một buổi lễ công khai nơi bạn được vây quanh bởi sự yêu thương và ủng hộ của gia đình, bạn bè, và cộng đồng.

Tỏ sự trân trọng những ký ức về con theo cách có ý nghĩa với bạn

Bạn có thể mua sách tặng trung tâm chăm sóc trẻ em cơ nhỡ, hoặc quyên góp cho các tổ chức giúp đỡ những người mới làm mẹ hoặc đang mang thai có hoàn cảnh thiệt thòi; trồng một cây xanh hoặc một bồn hoa mới ở sau sân nhà hoặc trong một công viên địa phương. Nếu thấy hữu ích, hãy nâng niu những ký ức về con bằng cách làm những việc bạn thấy có ý nghĩa.




Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edition, Workman Publishing, USA. Page 579 – 583

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com