Phương pháp sinh mổ

Quá trình sinh mổ và những điều mẹ cần biết

Quá trình sinh mổ như thế nào và sinh mổ có đau không là câu hỏi hay được các mẹ đặt ra, bên cạnh đó thì quá trình sinh con này cũng có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý, kiêng cữ để hạn chế biến chứng.

Mẹ sẽ không thể tham gia một cách chủ động trong trường hợp sinh mổ như khi sinh thường được, và một số phụ nữ coi đó là một ưu điểm lớn. Trong quá trình sinh mổ, thay vì thở hồng hộc, hổn hển, và rặn đẩy em bé ra ngoài, mẹ sẽ chỉ nằm và để những người khác làm hết mọi việc. Trên thực tế, đóng góp quan trọng nhất của mẹ vào phẫu thuật đưa con mẹ ra đời là sự chuẩn bị: Càng biết nhiều, mẹ sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn. Đó là lý do vì sao sẽ thật tốt nếu mẹ tìm hiểu kỹ trước về việc sinh mổ, ngay cả khi mẹ không có kế hoạch sinh mổ đi chăng nữa.

Nhờ phương pháp gây tê cục bộ cùng sự nới lỏng các quy định của bệnh viện, hầu hết phụ nữ đều có thể thấy được những gì đang diễn ra trong quá trình sinh mổ của mình. Do không phải bận tâm tới việc rặn đẻ hay cơn đau, họ thường có thể thư giãn (ít nhất là ở mức độ nào đó). Sau đây là những gì thường diễn ra ở một ca sinh mổ điển hình:

 

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh1

Quá trình sinh mổ và những điều mẹ cần biết trong một ca sinh mổ điển hình

  • Mẹ sẽ bắt đầu được truyền dịch (nếu chưa) để tạo đường truyền nhanh chóng nếu cần truyền thuốc hoặc dịch lỏng.

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc

Quá trình gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống

  • Mẹ sẽ được gây tê: gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống (cả hai phương pháp này đều gây mất cảm giác phần thân dưới nhưng không làm mẹ mê đi). Ở những trường hợp khẩn cấp hiếm gặp, khi em bé phải được mổ lấy ra ngay, phương pháp gây mê toàn thân có thể được dùng.
  • Vùng bụng của mẹ sẽ được khử trùng. Một ống thông hẹp sẽ được nhét vào bàng quang của mẹ để dẫn nước tiểu ra, giữ bàng quang trống và tránh ảnh hưởng đến việc phẫu thuật của bác sỹ.
  • Tấm phủ vô trùng sẽ được che lên xung quanh để hở riêng vùng bụng. Từ phần vai mẹ trở lên cũng bị che bởi một tấm chắn để mẹ không phải nhìn thấy các thao tác phẫu thuật bác sỹ thực hiện.

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc2

Tấm phủ vô trùng đươc dùng để mẹ không nhìn thấy quá trình sinh mổ

  • Nếu người hỗ trợ sinh cũng được vào phòng mổ (nhiều bệnh viện không cho phép điều này), anh ấy sẽ được mặc quần áo vô trùng của bệnh viện. Chồng mẹ sẽ ngồi cạnh gần phía trên để nắm tay và cổ vũ tinh thần cho mẹ; anh ấy có thể được lựa chọn có muốn xem ca mổ diễn ra như thế nào hay không.
  • Nếu ca sinh của mẹ là ca mổ khẩn cấp, mọi thứ có thể diễn biến rất nhanh. Cố gắng giữ bình tĩnh và chỉ tập trung vào bề mặt của sự việc, đừng lo lắng – chỉ đơn giản là việc thường ngày diễn ra trong bệnh viện mà thôi.
  • Một khi biết chắc thuốc tê đã có tác dụng, bác sỹ sẽ rạch một đường ở bụng dưới, thường là đường ngang ngay trên vùng lông mu. Nếu tỉnh táo, mẹ có thể có cảm giác như bị “mở dây khóa kéo” nhưng không đau đớn gì cả.

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc3

  • Sau đó bác sỹ sẽ rạch một đường thứ hai, lần này là ở tử cung của mẹ. Túi ối được mở ra, và nếu nó chưa vỡ trước đó, dịch ối sẽ được hút ra; mẹ có thể nghe tiếng chảy róc rách hoặc òng ọc.

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc4

  • Rồi em bé được ẵm ra, thường trong lúc một người phụ tá ấn giữ phần tử cung. Vì đã được gây mê ngoài màng cứng (ít khả năng gây tê tủy sống), mẹ có thể sẽ có cảm giác bị lôi, kéo, cũng như bị ấn một chút. Nếu mẹ háo hức được trông thấy sự chào đời của bé yêu, hãy yêu cầu bác sỹ hạ tấm che một chút, đủ để mẹ nhìn được khoảnh khắc con mình ra đời nhưng không thấy những chi tiết khác.

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc5

  • Cắt dây rốn – phần liên hệ chính giữa mẹ và bé suốt thai kỳ.

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc6

  • Mũi và miệng của em bé sẽ được hút dịch sau đó; mẹ sẽ nghe tiếng khóc đầu tiên của bé, dây rốn nhanh chóng được kẹp và cắt, và mẹ sẽ được nhìn lướt qua đứa con vừa chào đời của mình.

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc7

Hút dịch ở mũi và miệng cho bé

  • Bác sỹ hoặc các y tá sẽ để mẹ được gặp con trong chốc lát trước khi bé được chăm sóc kỹ càng hơn.

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc8

  • Y tá tiến hành vệ sinh rốn, đo vòng đầu và cân nặng cho em bé

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc9

Vệ sinh cuống rốn

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc10

Đo vòng đầu

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh-thuc11

Và kiểm tra cân nặng của trẻ

  • Trong khi bé nhận được những chăm sóc thường lệ như những bé sinh thường khác, bác sỹ sẽ tiến hành lấy nhau thai ra.
  • Rồi lúc này bác sỹ sẽ nhanh chóng kiểm tra theo thủ tục các cơ quan sinh sản của mẹ cũng như khâu lại cách vết mổ được rạch trước đó. Vết mổ ở tử cung sẽ được khâu bằng chỉ tự tiêu, không cần cắt bỏ sau này. Vết mổ ở bụng sẽ được khép lại bởi chỉ hoặc ghim phẫu thuật.
  • Mẹ có thể được tiêm vào cơ hoặc truyền tĩnh mạch oxytocin, để giúp tử cung co lại và kiểm soát chảy máu. Các kháng sinh dùng đường tĩnh mạch cũng có thể được dùng để giảm khả năng nhiễm khuẩn.

 

qua-trinh-sinh-mo-va-nhung-dieu-me-can-biet-hinh-anh2
Sau khi sinh mổ, tùy thuộc vào tình hình sức khỏe mà mẹ có thể được ôm ấp con yêu của mình

Mẹ có thể được ôm ấp con yêu trong phòng sinh, nhưng điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, cũng như các quy định của bệnh viện. Nếu mẹ không được phép ôm con, có thể chồng mẹ được làm điều đó.

Nếu em bé phải được đưa ngay tới phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, đừng để việc đó làm mẹ nản lòng. Ở nhiều bệnh viện, việc này là bình thường sau ca sinh mổ và khả năng nhằm đề phòng hơn là sức khỏe bé thực sự có vấn đề. Việc tạo dựng sự gắn kết giữa mẹ và con, thực hiện muộn hơn một chút cũng chẳng sao cả; vì vậy, đừng lo nếu mẹ phải chờ thêm một chút để được gần bên con.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edition, Workman Publishing, USA. Page 398 – 399
  2. What to Expect if You Have a Cesarean Delivery. Tham khảo thêm tại: <http://www.webmd.com/baby/features/what-to-expect-cesarean-delivery#2> [Ngày 29 tháng 11 năm 2016]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com