Mang thai tháng thứ 7-8-9

Sinh mổ có tốt không?

Việc mổ lấy thai nhi mang lại những cảm xúc trái ngược ở những phụ nữ mang thai. Với mẹ này thì sinh mổ (đẻ mổ) thật nhẹ nhõm trong khi ở một số mẹ khác lại là sự thất vọng. Nhưng quy cho cùng sinh mổ có tốt không?

Sinh mổ có tốt không? Liệu có an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh? Việc mổ lấy thai nhi là một phương pháp rất an toàn để đưa thai ra ngoài, và trong một số trường hợp, đó có thể là biện pháp an toàn nhất. Phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến hơn. Có đến 34% thai phụ được mổ lấy thai gần đây, điều đó có nghĩa là khả năng con bạn được chào đời qua một cuộc sinh mổ chiếm tới hơn 1/3 trường hợp, thậm chí kể cả khi bạn không gặp bất kỳ yếu tố nào buộc phải sinh mổ. Nhưng việc mổ lấy thai nhi có thể mang lại những cảm xúc trái ngược giữa các phụ nữ mang thai, có mẹ cảm thấy hài lòng nhưng có mẹ lại thất vọng.

Cảm giác thất vọng khi chỉ định sinh mổ thay vì sinh thường

Có thể nói, nếu bạn đặt quá nhiều hi vọng cho việc sinh con qua ngã âm đạo (sinh thường), thì thông báo bạn cần được mổ lấy thai có thể sẽ gây ra một sự thất vọng, cảm giác này hoàn toàn có thể thông cảm được. Trước đây, suy nghĩ của bạn luôn là chuẩn bị mọi thứ cho việc sinh thường, tuy nhiên, đến nay suy nghĩ này có thể bị thay thế bằng những mối lo lắng xung quanh cuộc phẫu thuật, về việc phải nằm viện lâu hơn, chăm sóc sau sinh mổ sẽ kéo dài, khó khăn hơn và đặc biệt là vết sẹo để lại sau khi sinh mổ. Điều này có thể gây nhiều khó khăn cho bạn.

Nếu đặt quá nhiều hi vọng vào việc sinh thường, bạn có thể sẽ trải qua những cảm xúc này:

  • Cảm xúc kết hợp giữa nhẹ nhõm, sợ hãi và sốc. Bởi vì bạn không biết liệu quá trình sinh con có diễn ra lâu hoặc khó khăn không, liệu có bất kỳ biến chứng nào cho mẹ và bé, mẹ có thể sẽ có cảm giác không biết những gì sẽ diễn ra hoặc sẽ bị mất kiểm soát.
  • Thất vọng. Cảm giác này đặc biệt phổ biến khi cha mẹ mong đợi và chuẩn bị cho việc được tham gia trong quá trình sinh con một cách tích cực và chủ động hơn.
  • Sự cô độc. Vì bị tách ra tại thời điểm bạn cần sự hỗ trợ, sự gần gũi và nhu cầu được bên cạnh nhau khi sinh mổ lấy thai.
  • Thất bại. Cảm giác không thoải mái vì việc sinh con không được thực hiện qua đường âm đạo. Ngoài ra, người hỗ trợ sinh (chồng hoặc người thân khác) có thể cảm thấy rằng cô/anh ta làm cho người mẹ buồn bởi không có mặt cho sự kiện bé ra đời.
  • Tức giận. “Tại sao” và “tại sao lại là tôi”, sự tức giận đối với bác sĩ, y tá hộ sinh, chồng, và/hoặc gia đình.
  • Tự đổ lỗi và trầm cảm (biến sự tức giận vào trong). “Nếu tôi đã không tăng quá nhiều cân”, “Tôi đã không làm điều này, hoặc tôi đã làm điều đó thì tôi đã được lựa chọn sinh thường”,…
  • Ảnh hưởng lòng tự trọng. Đôi khi, một số bà mẹ bị đau khổ vì họ không thể sinh con theo cách “đúng” – qua ngã âm đạo, và cảm thấy rằng họ như một người phụ nữ thất bại.
  • Hình ảnh cơ thể có thể bị ảnh hưởng. Không chỉ do mẹ nghĩ rằng cơ thể của mình không làm “tốt”, mà còn vì những vết sẹo luôn là một lời nhắc nhở và luôn hiện diện. Một số phụ nữ có thể cảm thấy bị từ chối bởi người bạn đời của họ do các vết sẹo sau sinh mổ.
  • Cảm xúc lẫn lộn của lần sinh trong tương lai. Những lo lắng và những cơn đau của việc mổ lấy thai có thể làm cho mẹ có cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Tuy nhiên, một số mẹ khác lại xem sinh mổ lấy thai là một sự hỗ trợ nhẹ nhõm cho quá trình sinh con.

Sinh mổ có tốt không?

Nếu quyết định cuối cùng của bác sĩ vẫn cho rằng cách tốt nhất để bé chui ra khỏi cơ thể mẹ là được mổ lấy thai nhi, thì dù mẹ có cảm thấy nhẹ nhỏm hay thất vọng thì mẹ nên biết sinh mổ là phương pháp an toàn cho cả mẹ và bé.

Sinh mổ có tốt không

Nếu được bác sĩ chỉ định sinh mổ thì mẹ cũng đừng buồn nhé vì đó là phương pháp an toàn cho mẹ và bé

Bên cạnh đó, ở hầu hết các bệnh viện hiện giờ đều cố gắng tạo ra một cuộc sinh mổ thân thiện với gia đình, bằng việc mẹ vẫn tỉnh táo (chỉ được gây tê), người cha có thể ở bên cạnh mẹ trong phòng mổ, và nếu không có nguyên nhân y khoa nào làm cản trở, cha mẹ sẽ có cơ hội ngắm nghía bé yêu một cách kỹ càng, thậm chí cha có thể hôn nhẹ hay âu yếm bé một tí ngay nếu bé yêu được mổ đưa ra ngoài và bác sĩ cho phép đặt bé trên bụng mẹ thực hiện phương pháp da tiếp da.

Tuy rằng bạn có thể sẽ phải chờ để được ôm ấp và cho bé bú một cách chính thức trong một số trường hợp sinh mổ, ít nhất là sau khi bạn được khâu vết mổ lại, nhưng việc sinh mổ có vẻ sẽ làm bạn hài lòng hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn.

Mặc dù sau khi sinh mổ, thời gian phục hồi của bạn sẽ kéo dài hơn và việc để lại sẹo sau mổ cũng không thể tránh khỏi (dù vậy vết sẹo thường nằm ở vị trí khá kín đáo), nhưng lợi ích của việc này là bạn sẽ được sinh con với vùng đáy chậu vẫn hoàn toàn còn nguyên vẹn và các cơ âm đạo không hề bị kéo giãn. Một điểm cộng khác của việc sinh mổ đối với bé là việc hoàn toàn thẩm mỹ (ít ra là nhất thời): bởi vì bé không phải chịu sự co siết của âm đạo khi sinh nên các bé sinh mổ sẽ có đầu tròn chứ không nhọn như các bé sinh thường (sinh qua ngã âm đạo).

Và hơn hết, điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ: Cách sinh con tốt nhất chính là cách có thể khiến mẹ và bé an toàn nhất khi thực hiện, và khi sự can thiệp của y khoa là cần thiết, thì việc mổ lấy thai nhi là phương pháp tuyệt đối an toàn.

Tới đây, chắc hẳn mẹ đã giải đáp được thắc mắc sinh mổ có tốt không rồi, mẹ đừng quá băn khoăn hay thất vọng vì chỉ định sinh mổ của bác sĩ, vì bất cứ quá trình sinh nở nào có thể đưa bé yêu khỏe mạnh vào vòng tay của mẹ thì đó thực sự là một cuộc sinh nở hoàn hảo.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 320 – 321.
  2. Emotional Effects of Cesarean Birth. Đọc thêm tại: < http://www.healthpages.org/pregnancy-guide-healthy-mother-healthy-baby/emotional-effects-of-cesarean-birth/>. [Ngày 23 tháng 09 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com