Mang thai tháng thứ 7-8-9

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8: Tuần 32 – Tuần 35

Còn vài tuần nữa là bé yêu chào đời rồi, mẹ có tò mò về sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8 không? Bé yêu của mẹ đang có những thay đổi hết sức thú vị khi mẹ mang thai tháng thứ 8 để chuẩn bị cho những kỹ năng sinh tồn cần thiết. Chúng mình cùng khám phá nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 32

Thai nhi 32 tuần tuổi đã đạt mốc cân nặng khoảng 1,8kg còn chiều dài thì đã xấp xỉ đến mức 48,26cm. Việc phát triển cân nặng và chiều cao không phải là việc duy nhất đang phát triển vào lúc này. Trong khi mẹ đang hết sức tất bật sửa soạn mọi thứ để chào đón bé, thì đứa con trong bụng cũng đang chuẩn bị cho sự kiện vĩ đại đó – việc chào đời của mình.

su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8-tuan-32-tuan-35-hinh-anh1

Vào những tuần vừa rồi, tất cả chỉ là tập luyện và tập luyện, bé đang trau chuốt cho những kỹ năng sinh tồn cần thiết khi rời khỏi tử cung, từ việc nuốt và hít thở đến việc đá chân và bú mút.

Bé đã có thể ngậm mút ngón tay của mình được một thời gian rồi đấy (vâng, có thể đây không phải là một kỹ năng sinh tồn gì hết, nhưng chắc chắn nó rất là dễ thương).

Một thay đổi khác trong tuần lễ này nửa, đó là da của bé, da sẽ không nhìn xuyên qua được nữa. Vì lượng mỡ tích tụ dưới da càng ngày càng nhiều, nên da bé cuối cùng cũng trở thành mờ đục (giống như da mẹ).

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 33

Lúc này, cân nặng của thai nhi 33 tuần tuổi tăng nhanh như mẹ (trung bình khoảng hơn 225gram trong 1 tuần, và tổng cân nặng của bé lúc này khoảng hơn 2 kg). Đồng thời, lúc này bé cũng có nhiều thứ cần phải phát triển thêm. Bé có thể tăng thêm khoảng 2.5cm chỉ trong tuần này, còn cân nặng có thể tăng gần gấp đôi.

su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8-tuan-32-tuan-35-hinh-anh2

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8 – tuần 33, cân nặng của bé sẽ tăng nhanh như mẹ vậy

Khi một bé con lớn như vậy đang trong tử cung của mẹ, thì mức nước ối cũng đã đạt đến mức cao nhất (chẳng còn chỗ nào cho nước ối thêm nữa). Điều này lý giải tại sao trong thời điểm này, những cú thúc hay cú đạp của bé con thỉnh thoảng làm mẹ thực sự không được thoải mái. Bởi vì có ít nước ối để làm lớp đệm cho những cú “tấn công” ấy mà.

Kháng thể cũng sẽ được truyền từ mẹ sang bé, để bé có thể tiếp tục phát triển hệ thống miễn dịch của mình. Những kháng thể này rất có lợi cho bé, và cũng sẽ bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây bệnh xung quanh.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 34

Thai nhi 34 tuần tuổi đã đạt chiều cao khoảng 50.8cm và cân nặng gần 2.3kg. Nếu là bé trai, trong tuần lễ này, tinh hoàn của bé sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống tới bìu – vị trí cuối cùng mà chúng nên đến. (Khoảng 3 – 4% trẻ trai sơ sinh gặp tình trạng tinh hoàn ẩn hoặc nằm không đúng vị trí, nhưng mẹ đừng lo lắng vì chúng sẽ tự di chuyển xuống trước khi bé tròn 1 tuổi).

su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8-tuan-32-tuan-35-hinh-anh3

Và một thông tin khác liên quan đến thai nhi, đó là khi mẹ mang thai tháng thứ 8, ở tuần 34, móng tay nhỏ xinh của bé hầu như đã mọc dài, vì vậy khi mua sắm, mẹ nên lưu ý mua thêm đồ bấm móng tay cho bé nhé.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 35

Thai 35 tuần tuổi có chiều cao khoảng 50.8cm, và nặng khoảng 2.5kg. Mặc dù tăng trưởng của bé về chiều cao có xu hướng ngày càng dừng lại (trung bình chiều cao của trẻ sơ sinh vào khoảng 50.8cm), nhưng cân nặng thì sẽ vẫn tiếp tục tăng cho đến khi bé được sinh ra.

su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8-tuan-32-tuan-35-hinh-anh4

Các tế bào não của bé vẫn tiếp tục tăng trong những tuần lễ này. Não tiếp tục phát triển với một tốc độ đáng ngạc nhiên, làm đầu bé trông có vẻ hơi mất cân bằng.

Trong khung chậu của mẹ, hầu hết các bé đều có ngôi thế là đầu quay xuống còn mông quay lên, vào thời điểm này hoặc sẽ sớm như vậy. Đây là một điều tốt vì mẹ sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu đầu của đứa con được sinh ra trước trong lúc chuyển dạ (đầu là phần lớn nhất của cơ thể thai nhi).

Và thêm một điều này nữa: đầu của bé có thể to, nhưng nó cũng mềm (hoặc ít nhất là hộp sọ nó như vậy), nên việc sinh con qua đường âm đạo sẽ tốn ít sức rặn hơn một chút.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 308-309
  2. Healthy tips for your eighth month of pregnency. Đọc thêm tại: <http://mom.me/parenting/5356-healthy-tips-your-8th-month-pregnancy/?p=2>. [Ngày 24 tháng 08 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com