Sức khỏe

Sự thật về nghi vấn: Đường hóa học có hại không?

Theo bạn thì đường hóa học có hại không? Có lẽ là có, nhưng thật ra nếu là người tiêu dùng thông minh, không quá lạm dụng thì đường hóa học không những vô hại mà còn có lợi cho sức khỏe nữa đấy. Nếu đang tìm cách giảm lượng đường và calo trong khẩu phần ăn thì đường hóa học là một sự lựa chọn phù hợp cho bạn.

Bạn có thể tìm thấy đường hóa học trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống trên thị trường với nhãn mác được ghi là “không đường” hay “giảm cân” như nước ngọt, kẹo cao su, mứt, bánh nướng, bánh kẹo, nước trái cây, kem và sữa chua.

Vậy chất làm ngọt là gì?

Chất làm ngọt nhân tạo (Artificial sweeteners) là những chất được dùng dể thay thế đường hay đường rượu (sugar alcohols), và có nhiều tên gọi như đường thay thế, chất làm ngọt không dinh dưỡng hay chất làm ngọt không calo.
su-that-ve-nghi-van-duong-hoa-hoc-co-hai-khong-hinh-anh1

Đường hóa học có hại không?

Chức năng của chất làm ngọt?

Đường thay thế có thể giúp giảm cân, chúng tạo vị ngọt trong thức ăn và nước uống mà không chứa calo, điều này rất hữu ích nếu bạn đang tìm cách kiểm soát lượng calo và lo lắng về các thực phẩm, đồ uống có đường.

Sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay thế đường ăn cũng có thể ngăn chặn tình trạng sâu răng và kiểm soát đường huyết đối với những người bị tiểu đường.

Phân loại các chất làm ngọt

Dưới đây là bảng liệt kê một số chất thay thế đường phổ biến và cách phân loại phổ thông:

 

Chất làm ngọt nhân tạo (Artificial Sweeteners) Đường rượu (Sugar alcohols) Chất làm ngọt công nghệ mới (Novel sweeteners) Chất làm ngọt tự nhiên (Natural sweeteners)
Kali Acesulfame (Sunett, Sweet One) Erythritol Chiết xuất Stevia (Pure Via, Truvia) Nước xi rô Agave
Aspartame (Equal, NutraSweet) Hydrogenated starch hydrolysate Tagatose (Naturlose) Date sugar (Đường chà là)
Neotame Isomalt Trehalose (Đường tảo) Fruit juice concentrate
Saccharin (SugarTwin, Sweet’N Low) Lactitol Mật ong
Sucralose (Splenda) Maltitol Maple syrup

(Nước xi rô cây phong)

Advantame Mannitol Molasses (Nước rỉ đường)
Sorbitol
Xylitol

Cách phân loại trên có thể gây nhầm lẫn cho người dùng, chẳng hạn một số nhà sản xuất gọi sản phẩm làm ngọt của họ là “tự nhiên” dù chúng đã được chế biến hay tinh chiết, như trường hợp của chế phẩm stevia. Và một số chất làm ngọt nhân tạo có nguồn gốc từ các chất tự nhiên, ví dụ sucralose được chế tạo từ đường.

Ứng dụng của đường hóa học

Các chất làm ngọt nhân tạo là sự lựa chọn hấp dẫn để thay thế đường vì gần như chúng hoàn toàn không tạo thêm calo vào khẩu phần ăn. Ngoài ra, chỉ cần một lượng nhỏ so với lượng đường thông thường cũng có thể tạo vị ngọt.

Chất làm ngọt nhân tạo được dùng rộng rãi trong các thực phẩm chế biến như bánh nướng, nước ngọt, kẹo, bánh tráng miệng, thực phẩm đóng hộp, mứt, sản phẩm từ sữa và nhiều loại thực phẩm, đồ uống khác.
su-that-ve-nghi-van-duong-hoa-hoc-co-hai-khong-hinh-anh2

Đường hóa học có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn.

Các chất làm ngọt nhân tạo rất phổ biến trong sinh hoạt gia đình, một số thậm chí được dùng trong làm bánh hay nấu ăn, nhưng cần phải điều chỉnh liều lượng vì chúng không sử dụng với nồng độ và liều lượng nhiều như đường nên cần kiểm tra nhãn trên sản phẩm nhằm sử dụng phù hợp.

Một số chất có thể để lại dư vị sau khi dùng nên cần phải thử nhiều loại chất làm ngọt nhân tạo khác nhau để tìm ra loại phù hợp với người dùng nhất.

Nguồn thực phẩm có chứa đường hóa học

Tất cả các chất làm ngọt nhân tạo đều được xử lý hóa học. Chúng có thể chứa trong thực phẩm hay thêm vào trong quá trình chế biến. Hầu hết các loại sản phẩm giảm cân, ít dinh dưỡng bày bán tại các cửa hàng đều sử dụng chất làm ngọt nhân tạo.

Aspartame (Dạng thương mại: Equal và NutraSweet)

  • Là tổ hợp của hai loại acid amin: phenylalanine và axit aspartic.
  • Ngọt hơn đường ăn 220 lần.
  • Mất vị ngọt khi tiếp xúc với nhiệt.
  • Đã được nghiên cứu và không cho thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Được FDA (Cục Quản lý Thực & Dược Phẩm Hoa Kỳ) cho phép sử dụng.

Sucralose (Dạng thương mại: Splenda):

  • Ngọt hơn đường ăn 600 lần.
  • Được dùng trong nhiều loại thức ăn và đồ uống giảm cân, kẹo cao su, món tráng miệng làm tự sữa đông lạnh, nước trái cây và gelalin.
  • Có thể bổ sung vào thức ăn ngay lúc ăn.
  • Được FDA cho phép sử dụng.

Saccharin (Dạng thương mại: Sweet ‘N Low, Sweet Twin, NectaSweet)

  • Ngọt hơn đường ăn từ 200 tới 700 lần.
  • Được dùng trong nhiều loại thức ăn và đồ uống giảm cân.
  • Có thể có hậu vị đắng, cay và mùi kim loại trong một số loại nước uống.
  • Không được sử dụng trong nấu ăn và nướng bánh.
  • Được FDA cho phép sử dụng.

Stevia (Dạng thương mại: Truvia, Pure Via, Sun Crystals):

  • Chất làm ngọt có nguồn gốc thực vật, không dinh dưỡng.
  • Được làm từ Stevia rebaudiana (một loại Cỏ ngọt), được trồng để lấy lá có vị ngọt.
  • Những tên thường gặp như sweetleaf, sweet leaf, sugarea hay đơn giản nhất là stevia.
  • Dịch chiết từ Recaudiana được công nhận là một loại phụ gia thực phẩm, đồng thời được xem là một chất bổ sung trong khẩu phần ăn.

Acesulfmae K (Dạng thương mại: Sunett và Sweet One)

  • Là một chất làm ngọt.
  • Ổn định với nhiệt, có thể dùng trong nấu ăn và nướng bánh.
  • Chất ngọt này có thể được bổ sung ngay lúc ăn và bán trên thị trường dưới tên Sweet One.
  • Sử dụng cùng với các chất làm ngọt khác như saccharin, trong các loại đồ uống có ga hàm lượng calo thấp và các sản phẩm khác.
  • Được FDA cho phép sử dụng.

Neotame

  • Là chất làm ngọt nhân tạo
  • Được dùng trong nhiều loại thực phẩm giảm cân.

Monk Fruit (La hán quả) (Dạng thương mại: Nectresse):

  • Là dạng bột chiết xuất từ La hán quả – một loại dưa xanh, tròn trồng ở vùng Trung Á
  • Ngọt hơn đường ăn 150 đến 200 lần.
  • Ổn định với nhiệt và có thể dùng trong nướng bánh và nấu ăn.
  • Cô đặc hơn đường ăn (1/4 muỗng cà phê tương đương với muỗng cà phê đường).
  • Được FDA cho phép sử dụng.

Cyclamates

  • Ngọt hơn đường ăn 30 lần.
  • Bị cấm dùng ở Mỹ vì có bằng chứng cho thấy gây ung thư bàng quang ở động vật.

Sử dụng đường hóa học có mang lại lợi ích hay không?

Chất làm ngọt nhân tạo là không gây sâu răng. Ngoài ra, chúng còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

Kiểm soát cân nặng: Các chất làm ngọt nhân tạo không chứa dinh dưỡng, hầu như không có calo. Trong khi đó mỗi gram đường chứa 4 calo, một muỗng cà phê có khoảng 4 gram đường.

Nếu bạn muốn giảm cân hay ngăn ngừa tăng cân, các sản phẩm làm ngọt nhân tạo có thể là một sự lựa chọn hấp dẫn.

Tiểu đường: Các chất làm ngọt nhân tạo có thể là sự lựa chọn tốt để thay thế đường nếu như bạn đang bị bệnh tiểu đường. Các chất ngọt nhân tạo này thường không làm tăng lượng đường huyết như đường ăn vì chúng không phải là carbohydrate.

Nhưng bạn nên trao đổi với bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng về việc dùng bất kỳ loại đường hóa học nào nếu đang bị bệnh tiểu đường và cần quan tâm tới xuất xứ, cách phân loại của chúng.
su-that-ve-nghi-van-duong-hoa-hoc-co-hai-khong-hinh-anh3

Nếu bạn là người tiêu dùng thông minh thì đường hóa học rất tốt cho sức khỏe đấy

Tác dụng phụ của đường hóa học

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và các cơ quan y tế khác, không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào cho thấy các chất ngọt làm nhân tạo đã được cho phép sử dụng tại Mỹ là nguyên nhân gây ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Ngoài ra nhiều nghiên cứu xác nhận rằng chất làm ngọt nhân tạo nhìn chung là an toàn trong một lượng cho phép, ngay cả đối với phụ nữ mang thai.

Các chất làm ngọt nhân tạo được quy định bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) như là chất phụ gia thực phẩm. Trong một số trường hợp, FDA xếp loại chúng nằm trong nhóm “công nhận là an toàn” (GRAS).

FDA cũng ban hành lượng tiêu thụ hàng ngày cho phép (ADI) cho mỗi chất làm ngọt nhân tạo. Đây là ngưỡng dùng an toàn tối đa mỗi ngày trong suốt cả đời. ADI đưa ra con số này thấp hơn khoảng 100 lần ngưỡng tối thiểu có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

Vào năm 2012, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Bệnh Tiểu Đường Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo kết luận rằng việc sử dụng hợp lý các chất làm ngọt không dinh dưỡng có thể giúp giảm lượng calo và carbohydrate hấp thu, nhưng vẫn cần thêm các nghiên cứu.

Hiện tại không có đủ bằng chứng cho thấy các chất làm ngọt này dẫn tới tình trạng giảm cân hay giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Khuyến cáo khi sử dụng đường hóa học

Các chất làm ngọt nhân tạo như aspartame, acesulfame K, saccharin, neotame và sucralose được FDA cho phép sử dụng.

Aspartame được chống chỉ định dùng với những người bị bệnh phenylceton niệu (PKU) do cơ thể của họ không thể phân giải một trong những loại amino acid có trong aspartame.

Hãy là một người tiêu dùng hiểu biết, biết thu thập thông tin và có cái nhìn rộng hơn so với những lời quảng cáo thổi phồng khi sử dụng các loại đường thay thế.

Việc loại bỏ đường khỏi khẩu phần ăn không phải là một giải pháp tối ưu mà cần phải tập trung kiểm soát toàn bộ lượng calo thông qua các loại thực phẩm khác như trái cây, rau quả, thịt nạc và ngũ cốc.

Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, chất aspartame an toàn đối với phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra acesulfame K, đường rượu và sucralose đều an toàn cho thai phụ khi dùng với một lượng nhỏ.




  1. Sweeteners – sugar substitutes. Tham khảo: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007492.htm>. [Ngày 8 tháng 11 năm 2014]
  2. Artificial sweeteners and other sugar substitutes. Tham khảo: <http://www.mayoclinic.org/healthy-living/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/artificial-sweeteners/art-20046936>. [Ngày 7 tháng 11 năm 2014]
  3. Sugar Substitutes | What You Need to Know. Tham khảo: <http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/food-nutrition/sugar-and-substitutes/sugar-substitutes-what-you-need-to-know.html>. [Ngày 8 tháng 11 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com