Mang thai

Mẹ cảm nhận được cú đạp “siêu mạnh” của thai nhi khi nào?

Mẹ cảm nhận được cú đạp “siêu mạnh” của thai nhi khi nào? Ấy là khi mẹ mang thai tháng thứ 6, lúc này bé con đã lớn hơn và đôi khi “tặng” cho mẹ những cú đá siêu mạnh nữa đấy ạ.

Điều thú vị về cú đạp của thai nhi!

Nhiều mẹ cho biết, khi mang thai tháng thứ 6, có những ngày bé lúc nào cũng đá mẹ, nhưng lại có ngày bé có vẻ như rất yên tĩnh. Và mẹ băn khoăn không biết chuyện thai nhi đạp nhiều hay ít này có bình thường hay không?

Theo các chuyên gia y tế, thai nhi cũng chỉ là một con người. Giống như chúng ta, có những ngày ngày bé rất hiếu động (khi bé thích cử động gót chân, khuỷu tay và đầu gối), nhưng cũng có những ngày bé không thích hoạt động (khi này bé sẽ nằm yên và rất thong thả).

Hầu hết thời gian, hoạt động của thai nhi có liên quan đến những gì mẹ đã làm. Cũng giống như các em bé đã chào đời, thai nhi được ru ngủ bởi sự đung đưa. Vì vậy, khi mẹ đang di chuyển bận rộn cả ngày, em bé có thể cảm thấy êm dịu với nhịp điệu làm việc của mẹ, và mẹ có thể sẽ không để ý tới khi em bé đạp trong bụng mẹ – một phần do bé đang thư giãn, một phần vì mẹ quá bận.

Thai nhi đạp nhiều khi mang thai tháng thứ 6

Mẹ dễ dàng cảm thấy sự chuyển động của thai nhi trên giường vào ban đêm hoặc khi mẹ đang nghỉ ngơi trong ngày

Ngay sau khi mẹ làm việc chậm lại hoặc thư giãn, bé cưng sẽ bắt đầu hoạt động (không may đó là thói quen mà bé có xu hướng tiếp tục ngay cả sau khi sinh ra). Đó là lý do tại sao mẹ dễ dàng cảm thấy sự chuyển động của thai nhi khi trên giường vào ban đêm hoặc khi mẹ đang nghỉ ngơi trong ngày.

À sau khi ăn có thể thai nhi đạp nhiều hơn đấy mẹ ạ, cũng có thể do sự gia tăng lượng đường trong máu của mẹ. Mẹ cũng có thể nhận thấy sự gia tăng hoạt động của thai nhi khi mẹ đang vui mừng hay lo lắng – ví dụ như khi thuyết trình, có thể vì bé bị kích thích bởi hoócmôn adrenaline do mẹ tiết ra khi đó.

>> Mẹo hay tính số lần cử động thai nhi ở tháng thứ 7, bỏ túi ngay mẹ ơi!

Thai nhi đạp nhiều và mẹ cảm nhận cú đạp “siêu mạnh” khi nào?

Thai nhi đạp nhiều nhất vào khoảng giữa tuần thứ 24 và 28, khi chúng đủ nhỏ để múa bụng, lộn nhào, đấm đá, và thực hiện một bài aerobic đầy đủ các bước trong ngôi nhà tử cung rộng rãi của bé.

Nhưng chuyển động của thai nhi thất thường và thường ngắn gọn, cho nên khi mẹ đang làm việc, không phải lúc nào mẹ cũng cảm nhận được những chuyển động này (mặc dù những điều này có thể thấy được khi siêu âm).

Vào giữa tuần thứ 28 và 32, hoạt động của thai nhi thường sẽ trở nên có tổ chức hơn và nhất quán hơn, với những khoảng hoạt động và nghỉ ngơi rõ ràng hơn. Và khi thai 34 tuần đạp nhiều và rất mạnh – là lúc mẹ cảm nhận cú đạp rõ nhất đấy ạ.

Có cần theo dõi thai nhi đạp nhiều hay ít?

Nếu mẹ có nhau thai phía trước thì chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp của bé ít hơn hay trễ hơn. Mẹ nên nhớ đừng cố gắng so sánh các chuyển động của con mình với phụ nữ mang thai khác. Mỗi thai nhi, cũng như mỗi trẻ sơ sinh, có một mẫu hình riêng trong hoạt động và phát triển.

Thai nhi đạp nhiều khi mang thai tháng thứ 6 hình ảnh 2

Có cần theo dõi thai nhi đạp nhiều hay ít ở tháng này?

Một số bé dường như luôn luôn hoạt động, số khác lại hầu như nằm yên. Một số hoạt động của thai nhi đều đặn đến mức mẹ có thể cài đồng hồ dựa vào chúng, một số khác lại không có mẫu hình hoạt động rõ rệt. Miễn là bào thai không có sự chậm lại trong phát triển nền tảng hoặc ngừng vận động, thì các khác biệt giữa các bé là bình thường.

Theo dõi hiện tượng thai nhi đạp nhiều là không cần thiết cho đến tuần 28. Thường sau tuần thứ 28 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ bắt đầu đếm những cú đá của con mình.

Làm gì khi thai nhi đạp nhiều và gây đau nhỉ?

Theo thời gian, thai nhi lớn dần trong tử cung, cậu bé hoặc cô bé đó sẽ càng ngày càng mạnh, do đó những cú đấm cũng càng ngày càng nhiều hơn. Đó là lý do tại sao mẹ không nên ngạc nhiên nếu bị đá vào sườn, bị chọc vào bụng hoặc cổ tử cung với lực mạnh đến nỗi khiến mẹ cảm thấy đau.

Nếu cảm thấy mình bị “tấn công” đặc biệt dữ tợn, mẹ hãy thử thay đổi tư thế của mình xem thế nào nhé. Tư thế mới có thể làm cho “cầu thủ nhí” trong bụng mẹ bị mất cân bằng và tạm thời không tấn công mẹ nữa.

Thai nhi đạp nhiều khi mang thai tháng thứ 6 hình ảnh 3

Thai 34 tuần đạp nhiều và gây đau, mẹ phải làm gì?

Thai nhi đạp nhiều không có nghĩa mẹ đang mang song thai!

Sẽ có một số thời điểm trong thai kỳ, dường như mọi phụ nữ mang thai đều bắt đầu nghĩ rằng mình đang mang thai hai bé hay một bé “bạch tuộc”. Đó là vì khi thai nhi phát triển lớn lên và không đủ không gian để chuyển động trong tử cung (thường vào khoảng 34 tuần), bé có thể thực hiện nhiều động tác nhào lộn.

Vì vậy, thỉnh thoảng mẹ có thể cảm thấy như đang bị dồn dập bởi cả tá nắm đấm (hoặc sự hỗn độn), nhiều khả năng đó là hai nắm đấm do đầu gối, khuỷu tay và bàn chân nhỏ xinh của bé gây ra.

Nếu có 1 thêm “hành khách” thứ hai, mẹ chắc chắn sẽ biết điều này vào một trong những lần đi siêu âm của mình. Vậy giờ mẹ đã hiểu hiện tượng khoảng 3 tháng cuối thai kỳ rồi chứ!!!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 268-269.
  2. Baby’s First Kick. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/ask-heidi/week-21/baby-movements.aspx”>. [Ngày 24 tháng 08 năm 2015]
  3. The Frequency of a Baby’s Kicks in the Womb at Six Months Pregnant. Đọc thêm tại: <http://www.livestrong.com/article/263598-the-frequency-of-a-baby-kicking-in-the-womb-at-six-months/”>. [Ngày 24 tháng 08 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com