Mang thai

Thổi bay nỗi lo bị nghén khi mang thai với mẹo ăn uống đúng cách

Ốm nghén khi mang thai thường khiến nhiều mẹ khổ sở vì chưa kịp ăn đã có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn. Hiện nay vẫn chưa có cách trị ốm nghén dứt điểm nhưng mẹ biết không kế hoạch ăn uống đúng cách sẽ giúp mẹ “thổi bay” nỗi lo bị nghén khi mang thai đấy!

Ăn sớm

Dĩ nhiên tình trạng ốm nghén khi mang thai sẽ không đợi đến khi mẹ thức dậy vào buổi sáng (như tên nó là morning sickness) mà thực tế là cảm giác buồn nôn dễ xảy ra nhất khi mẹ bị đói bụng, và dĩ nhiên là mẹ sẽ bị đói bụng sau một đêm dài ngủ dậy. Đó là bởi vì khi mẹ không ăn trong một khoảng thời gian thì axít trong dạ dày trống của mẹ không còn gì để tiêu hóa ngoài lớp niêm mạc lót dạ dày – điều này sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn của mẹ lên.

Vì vậy, một trong những cách giảm bị nghén khi mang thai hiệu quả là với tay lấy một gói đồ ăn vặt (bánh cracker hoặc bánh gạo, ngũ cốc sấy khô, một nắm hỗn hợp trái cây sấy khô) ngay khi thức dậy. Điều này cũng có nghĩa mẹ phải chuẩn bị chúng trước khi đi ngủ và tất nhiên mẹ sẽ không phải rời khỏi giường để lấy thức ăn nếu chẳng may thức giấc giữa đêm vì cảm thấy đói bụng.

Sẽ là một ý tưởng tuyệt vời nếu mẹ ăn chúng khi thức giấc giữa đêm vì phải đi vệ sinh, việc này sẽ giúp dạ dày của mẹ không bị hoàn toàn trống rỗng cả một đêm dài.

thoi-bay-noi-lo-bi-nghen-khi-mang-thai-voi-meo-an-uong-dung-cach-hinh-anh3

Chuẩn bị đồ ăn vặt trước khi đi ngủ là việc mẹ nên làm

Ăn muộn

Việc ăn một chút thức ăn vặt giàu protein và carbohydrate phức hợp (một cái bánh muffin và một ly sữa, phô mai sợi và một nắm trái việt quất sấy khô đông lạnh) ngay trước khi mẹ đi ngủ sẽ đảm bảo dạ dày của mẹ được yên ổn khi thức dậy vào buổi sáng, đấy cũng là một trong những cách giảm ốm nghén hiệu quả mà mẹ nên thử.

Ăn nhẹ

Một cái dạ dày quá đầy cũng sẽ dễ gây cho mẹ cảm giác buồn nôn như một cái dạ dày trống. Việc ăn quá nhiều – thậm chí ngay cả khi mẹ đang cảm thấy đói bụng – có thể dẫn đến nôn ói.

Ăn thường xuyên

Một trong những cách tốt nhất có thể ngăn ngừa bị nghén khi mang thai là giữ cho mức đường huyết của mẹ ở một mức thăng bằng và giữ cho dạ dày của mẹ luôn có thức ăn – mọi lúc.

Để phòng ngừa cảm giác buồn nôn khi mang thai, mẹ hãy ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn – 6 bữa ăn nhỏ một ngày là lý tưởng nhất – thay vì 3 bữa ăn lớn. Đừng rời khỏi nhà mà không mang theo vài gói thức ăn vặt dự trữ mà dạ dày của mẹ có thể chứa được (trái cây và hạt sấy khô, bánh làm từ hạt yến mạch, ngũ cốc sấy khô, bánh cracker, snack đậu nành, hoặc bánh quy xoắn) để giảm các triệu chứng ốm nghén.

Ăn những gì mẹ có thể

Chế độ ăn uống hợp lý là vấn đề tiên quyết để thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc ăn hợp lý có vẻ như không phù hợp lắm với mẹ lúc này, mà việc giữ thức ăn trong dạ dày mới là việc mẹ cần ưu tiên.

Mẹ yên tâm nhé, sau này mẹ sẽ có nhiều thời gian để lên cho mình kế hoạch ăn uống cân bằng và hợp lý. Vào lúc này khi mà cơn buồn nôn đang ở đỉnh điểm thì mẹ hãy ăn tất cả những thức ăn có thể giúp mẹ không bị đói bụng cả ngày lẫn đêm, thậm chí nếu những gì mẹ có thể ăn được là kem que và bánh gingersnap.

Nếu mẹ có thể xoay sở để làm kem que từ trái cây và bánh gingersnap từ ngũ cốc nguyên hạt thì cũng được. Còn nếu mẹ không làm được điều đó thì cũng không sao. Ăn những gì mẹ có thể ăn là một cách giảm ốm nghén tuyệt vời đấy!

Bị nghén khi mang thai đừng cố ăn những gì mình không thích

Thường thì, những thức ăn nào mà ban đầu là thức ăn dễ chịu đối với mẹ (nó là thứ duy nhất mà mẹ có thể nuốt xuống và giữ được ở dạ dày, nên mẹ ăn nó 24/7) lại trở nên có mối liên hệ với những cơn buồn nôn – và sau đó nó bắt đầu kích thích gây nên những cơn buồn nôn khi mang thai.

thoi-bay-noi-lo-bi-nghen-khi-mang-thai-voi-meo-an-uong-dung-cach-hinh-anh2

Đừng cố ăn những gì mình không thích

Nếu mẹ cảm thấy quá ngán ngẩm những chiếc bánh cracker đến nỗi chúng bắt đầu trở nên làm cho mẹ cảm thấy muốn bệnh, thì hãy thay thế chúng bằng một loại thực phẩm carbohydrat khác khiến cho mẹ cảm thấy dễ chịu (có thể tiếp theo nó sẽ là món ngũ cốc Cheerios hoặc dưa hấu).

Nếu món ăn nào làm cho mẹ cảm thấy dễ bị buồn nôn, thì đừng đụng đến nó mẹ nhé. Đừng ép mình phải ăn những thực phẩm trông không hấp dẫn hoặc, tệ hơn nữa là, khiến cho mẹ cảm thấy “muốn bệnh”. Thay vào đó, hãy để cho những chồi vị giác của mẹ (và những cơn thèm của mẹ, và những thứ mà mẹ cảm thấy ác cảm) làm người hướng dẫn cho mẹ.

Hãy chọn những thực phẩm ngọt nếu mẹ chỉ có thể chịu được chúng mà thôi (hãy bổ sung vitamin A và protein từ đào và yogurt ở bữa ăn tối thay vì từ bông súp lơ và thịt gà). Hoặc mẹ chỉ chọn những món ăn mặn nếu chúng giúp dạ dày của mẹ được yên ổn hơn (hãy ăn một cái bánh pizza được hâm nóng lại cho bữa ăn sáng thay vì ngũ cốc ăn sáng).

Uống nhiều nước

Trong khoảng thời gian ngắn này, việc uống nhiều và đủ nước quan trọng hơn ăn nhiều thực phẩm rắn – nhất là khi mẹ bị mất rất nhiều dịch thông qua việc nôn ói. Nếu mẹ cảm thấy chất lỏng dễ nuốt và giúp giảm ốm nghén hơn, hãy dùng chất lỏng để làm chất dinh dưỡng.

Hãy uống những loại vitamin và khoáng chất dưới dạng sinh tố nhuyễn, dạng súp và nước ép. Nếu mẹ cảm thấy chất lỏng làm cho mẹ dễ bị buồn nôn hơn, thì hãy ăn thực phẩm rắn có hàm lượng nước cao như trái cây và rau tươi – đặc biệt là cải diếp, dưa, cam hoặc quýt.

Một số mẹ lại cảm thấy rằng ăn và uống trong cùng một bữa ăn là quá sức chịu đựng của hệ tiêu hóa của họ; nếu điều này đúng với mẹ, thì hãy thử uống nước giữa những bữa ăn nhé!

thoi-bay-noi-lo-bi-nghen-khi-mang-thai-voi-meo-an-uong-dung-cach-hinh-anh1

Nếu chất lỏng giúp mẹ dễ nuốt và giảm nghén, hãy dùng chất lỏng thay “chất dinh dưỡng”

Rất nhiều mẹ cảm thấy nước và thức ăn ở nhiệt độ lạnh như đá có vẻ dễ nuốt và giúp mẹ giảm ốm nghén hơn. Một số khác lại cảm thấy thích nước và thức ăn ở nhiệt độ ấm (như là bánh mì kẹp sandwich phô mai nóng chảy thay vì ở nhiệt độ lạnh). Mẹ hãy thử đi, biết đâu lại hiệu quả với mẹ.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 130-134.
  2. Nausea and morning sickness. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/morning-sickness-nausea.aspx#close>. [Ngày 08 tháng 12 năm 2015].
  3. Morning Sickness. Đọc thêm tại: <http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/morning-sickness-during-pregnancy/>. [Ngày 08 tháng 12 năm 2015].
  4. Pregnancy – morning sickness. Đọc thêm tại: <https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-morning-sickness>. [Ngày 08 tháng 12 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com