Sức khỏe

Tìm hiểu vai trò của phốt pho đối với cơ thể

Bạn đã biết vai trò của photpho (phốt pho)? Vai trò của chất khoáng này là: giúp răng, xương chắc khỏe, giúp cơ thể lưu trữ năng lượng cần thiết. Tuy nhiên, khi bổ sung photpho cần lưu ý tác dụng phụ và khả năng tương tác thuốc.

Vai trò của photpho đối với cơ thể

Phốt pho là khoáng chất chiếm 1% tổng khối lượng cơ thể con người và hiện diện trong mỗi tế bào của cơ thể. Không chỉ cần thiết cho sự chắc khỏe của xương và răng, phốt pho còn giúp lưu trữ năng lượng cần thiết trong từng tế bào (bằng cách giúp cơ thể sản xuất ATP, một phân tử cơ thể dùng để lưu trữ năng lượng).

Bên cạnh đó, vai trò của chất khoáng này rất quan trọng đối với quá trình sản xuất DNA; quá trình sử dụng và chuyển hóa carbohydrate và chất béo; và quá trình tổng hợp protein cho sự tăng trưởng, duy trì và sửa chữa các tế bào và mô.

Phốt pho được tìm thấy trong tất cả các protein động, thực vật. Do vậy, nếu bạn ăn đủ 2 – 3 bữa mỗi ngày với nhiều loại thức ăn giàu canxi, bạn sẽ dễ dàng nạp đủ lượng phốt pho mà cơ thể cần.

Lưu ý: Cơ thể chúng ta cần vitamin D để tổng hợp phốt pho.

Nguồn cung cấp photpho

 Ngũ cốc nguyên hạt, chế phẩm từ sữa, thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt (nhóm thịt và sữa chứa nhiều phốt pho hơn rất nhiều so với trái cây, rau củ).

tim-hieu-vai-tro-cua-photpho-doi-voi-co-the-hinh-anh1

Thịt bò – Thực phẩm giàu phốt pho

Lượng tiêu thụ khuyến khích hàng ngày (mg/ngày)

Người lớn 700
Phụ nữ mang thai và cho con bú Dưới 18 tuổi: 1,250 – Trên 18 tuổi: 700
Trẻ em 0 – 6 tháng 100
Trẻ em 7 – 12 tháng 275
Trẻ em 1 – 3 tuổi 460
Trẻ em 4 – 8 tuổi 500
Trẻ em 9 – 18 tuổi 1,250

Tác dụng phụ

Nếu lượng phốt pho trong máu quá cao (trường hợp này rất hiếm gặp), chúng có thể kết hợp với canxi tạo thành kết tủa trong các mô mềm như mô cơ. Tình trạng này chỉ gặp ở những người bị bệnh thận nặng hay rối loạn nghiêm trọng chức năng điều tiết canxi.

Tương tác thuốc

Phốt pho có thể tương tác với những loại sau:

Các thức uống chứa cồn (ethanol). Bia rượu và các thức uống chứa cồn khác có thể rút phốt pho ra khỏi xương, làm hao hụt lượng phốt pho của cơ thể.

Thuốc kháng axit. Là loại thuốc có chứa nhôm, canxi, magiê (như Mylanta, Amphojel, Maalox, Riopan, và Alternagel) có thể liên kết với phốt phát ở ruột, ngăn cản cơ thể hấp thu phốt phát. Do đó, nếu dùng những loại thuốc này lâu dài có thể khiến nồng độ phốt phát trong cơ thể thấp.

Thuốc chống co giật. Một số loại thuốc chống co giật (gồm phenobarbital, carbamazepine,Tegretol) có thể làm giảm nồng độ phốt pho và làm tăng nồng độ kiềm phốt phát – một loại enzyme có khả năng loại bỏ phốt phát ra khỏi cơ thể.

Bile acid sequestrant. Đây là nhóm thuốc giúp giảm cholesterol, bao gồm cholestyramine (Questran) và colestipol (Colestid). Chúng có thể làm giảm sự hấp thu phốt phát từ chế độ ăn hoặc thuốc bổ. Do đó, nên bổ sung phốt phát ít nhất trước1 giờ hoặc sau 4 giờ kể từ khi dùng các thuốc này.

Corticosteroids. Loại thuốc này, bao gồm prednisone (Deltasone) và methylprednisolone (Medrol), có thể làm tăng nồng độ phốt pho trong nước tiểu.

tim-hieu-vai-tro-cua-photpho-doi-voi-co-the-hinh-anh2

Lưu ý khi sử dụng corticosteroids

Thuốc lợi tiểu. Các thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide (Hydrodiuril) hay furosemide (Lasix) có thể làm tăng khả năng đào thải phốt pho ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, gây ra tình trạng thiếu phốt pho.

Insulin. Insulin liều cao có thể làm giảm nồng độ phốt pho trong máu ở những người bị bệnh nhiễm axit ceton – tiểu đường (do thiếu insulin trầm trọng). Tình trạng nghiêm trọng này cần được điều trị ở bệnh viện và quá trình thay thế phốt pho được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung kali hay uống thuốc lợi tiểu hạn chế đào thải kali . Việc bổ sung phốt pho đồng thời với bổ sung kali hoặc uống thuốc lợi tiểu hạn chế đào thải kali  (spironolactone hay Aldactone và triamterene hay Dyrenium) có thể làm tăng nồng độ kali trong máu, gây loạn nhịp tim nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng.

Các loại thuốc khác. Các loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin (thuốc ức chế ACE) thường dùng để trị bệnh cao huyết áp có thể làm giảm nồng độ phốt pho trong cơ thể. Chúng bao gồm: benazepril (Lotensin), captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), fosinopril (Monopril), lisinopril (Zestril, Prinivil), quinapril (Accupril) hay ramipril (Altace).

Các loại thuốc khác như cyclosporine (thuốc làm suy giảm miễn dịch), cardiac glycosides (digoxin or Lanoxin), heparins (thuốc làm loãng máu); các thuốc chống viêm (như ibuprofen hay Motrin) và chất thay thế muối chứa hàm lượng kali cao cũng có thể làm giảm nồng độ phốt pho trong cơ thể nếu sử dụng lâu dài.

 



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Tham khảo tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002424.htm>. [Ngày 07 tháng 04 năm 2015]
  2. Possible Interactions with: Phosphorus. Tham khảo tại: <http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement-interaction/possible-interactions-with-phosphorus>. [Ngày 07 tháng 04 năm 2015]
  3. Jane Clarke, 2014, Complete Family Nutrition, 1st edn, DK Publishing, USA.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com