Nuôi con

Khả năng lắng nghe và tạo âm thanh của trẻ 1 -3 tháng tuổi

Trẻ 1-3 tháng tuổi rất thích lắng nghe mọi người nói chuyện, nhất là tiếng của mẹ và đôi khi trẻ phản hồi lại mọi người bằng tiếng ê a hoặc khóc váng lên như lời thông báo trẻ cần sự giúp đỡ.

Trẻ 1 -3 tháng tuổi như tớ rất thích nghe mọi người nói chuyện

Tớ thích nghe mọi người nói chuyện lắm cơ, âm thanh đó rất lạ tai và kích thích trí tò mò của tớ. Mỗi khi có ai lại gần nôi nói chuyện là tớ hào hứng trả lời liền. Nhưng mà tớ buồn lắm vì tớ chưa nói được nên chỉ phát ra tiếng ê a thôi.

Khả năng lắng nghe và tạo âm thanh của trẻ 1 -3 tháng tuổi

Khả năng nghe của trẻ 1-3 tháng tuổi

Tớ cũng thường nhoẻn miệng cười khi nói chuyện cùng mọi người vì tớ thấy rất vui và được cả nhà quan tâm. Chứ lúc trước trong bụng mẹ, toàn một mình thui thủi không à. Tính tình tớ thất thường lắm, nên có những lúc tớ ê a rất nhiều, lúc chỉ im lặng nhìn bà ngoại đang nựng mình thôi à.

Nhưng đặc biệt, tớ rất thích nghe tiếng của mẹ

Âm thanh đặc biệt mà tớ yêu nhất là tiếng mẹ. Ngay cả khi mẹ không ở bên cạnh tớ nhưng chỉ cần nghe tiếng mẹ từ xa là tớ cũng nhận ra ngay, vì giọng mẹ mang lại cho tớ cảm giác an toàn và tớ biết mình sắp được mẹ ẵm bồng rồi cho bú nên tớ cảm thấy rất thoải mái. Mẹ rất hay hát, mẹ hát lúc thay tã cho tớ, khi chơi với tớ và hát ru khi tớ ngủ nên tớ biết được rất nhiều ngữ điệu âm thanh cao thấp khác nhau đó nha.

Khả năng lắng nghe và tạo âm thanh của trẻ 1 -3 tháng tuổi hình ảnh 2

Trẻ 1 -3 tháng tuổi bắt đầu bập bẹ nói tiếng ê a

Tối nào mẹ cũng đọc câu chuyện cổ tích Cô bé quàng khăn đỏ cho tớ nghe nên tớ quen dần giọng mẹ rồi. Mẹ chỉ cần cất giọng đọc thủ thỉ là tớ biết mẹ đang đọc câu chuyện đó ngay. Thật ra tớ chỉ quen với ngữ điệu và tốc độ đọc của mẹ thôi chứ chẳng hiểu câu chuyện cô bé có chiếc khăn đỏ là gì đâu.

Khả năng lắng nghe và tạo âm thanh của trẻ 1 -3 tháng tuổi hình ảnh 3

Mẹ kể chuyện cho bé nghe

Bố bảo tớ hơi bị “nhiều chuyện” vì ai nói gì tớ cũng ngoái đầu nghe và tớ lại còn cố bắt chước một vài từ nhưng kết quả là “ah… ah” hoặc” oh.. oh” và chẳng ai hiểu được tớ đang nói gì.

Tớ chưa biết nói nhưng tớ có cách gọi mẹ đến khi cần ấy, tớ tài không nào?

Những khi hào hứng, tớ có thể “nói” rất to với tâm trạng phấn khích. Ngược lại, khi đói thì tớ chỉ muốn khóc thôi và tớ sẽ khóc thật to cho đến khi nào mẹ cho tớ bú mới thôi. Mẹ thường bắt chước kiểu nói đáng yêu của tớ và thêm vào ngôn ngữ hàng ngày mẹ vẫn nói chuyện với bố nữa. Tớ thích lắm và chỉ ước gì mình lớn thật mau để hiểu được hết những điều mẹ nói thôi.

Có những lúc tớ khóc không phải vì đói mà vì tớ cảm thấy khó chịu hay không khỏe trong người vì đối với tớ khóc chính là cách thông báo cho những người thân yêu của tớ biết rằng tớ đang cần họ đến giúp tớ điều gì đó. Như có hôm bị kẹt chân vào nôi chút xíu tớ cũng khóc, thế là mẹ vội đến bế tớ ngay. Tớ biết mẹ thương tớ nhiều lắm vì tớ cứ gọi là mẹ đến với tớ liền, cảm giác an toàn thật dễ chịu biết bao. Tớ chỉ có thể đáp lại mẹ ah…ah nghĩa là “Con thương mẹ nhất trên đời”

Những điều bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ 1 -3 tháng tuổi

  • Trẻ thích nhất là nghe mọi người nói chuyện, nhất là tiếng mẹ.
  • Từ 2 tháng, trẻ bắt đầu bập bẹ tập nói và bắt chước một số âm thanh ah ah ah, ooh, ooh, ooh và à ơi nói chuyện lại với người thân.
  • Mỗi khi mẹ thay đổi tần số giọng nói lên cao và chậm rãi hơn, mắt và miệng mẹ mở lớn hơn bình thường sẽ dễ làm trẻ nhoẻn miệng cười.
  • Cha mẹ không nên chỉ nói với trẻ bằng ngôn ngữ của trẻ, từ tháng thứ 4, cha mẹ cố gắng nói chuyện với con bằng cả một số từ của người lớn để con biết thêm các từ vựng.
  • Khi nghe tiếng mẹ, trẻ sẽ ngoái tìm và mỉm cười. Trẻ cũng nhận biết được sự 2 chiều của việc nói chuyện khi nhìn thấy phản ứng hài lòng của mẹ khi trẻ cười và à ơi lại với mẹ.
  • Khi mẹ đọc sách cho trẻ nghe một câu chuyện được lặp đi lặp lại, trẻ có thể nhận ra ngữ điệu quen thuộc đó.
  • Khi đói hoặc khó chịu, trẻ sẽ khóc để gây sự chú ý, mẹ nên đến ngay bên trẻ để cho trẻ cảm giác an toàn và được yêu thương. Điều này rất quan trọng trong sự phát triển tình cảm sau này của trẻ.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  2. Asha, Sơ sinh đến một tuổi, Tham khảo tại : <http://www.asha.org/public/speech/development/01.htm>>. [Ngày 18 tháng 9 năm 2014]
  3. Các mốc phát triển về việc nghe của bé. Tham khảo tại: <http://www.babycentre.co.uk/a6509/developmental-milestones-hearing>. [Ngày 18 tháng 9 năm 2014]
  4. Sự phát triển của trẻ từ 0-3 tháng. Tham khảo tại: <http://www.cyh.com/healthtopics/healthtopicdetails.aspx?p=114&np=122&id=1963>. [Ngày 18 tháng 9 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com