Sức khỏe

Trẻ bị nôn ói, điều trị bằng cách nào?

Thông thường các triệu chứng khi trẻ bị nôn ói sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Việc cần nhất là điều trị bệnh gây nên phản ứng nôn ói đó. Mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc nếu như chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khi trẻ bị nôn ói, mẹ nên đặt trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng đề phòng khi trẻ nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản và phổi. Nên cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất khi nôn. Trong vòng 24 giờ đầu tiên không nên cho trẻ ăn các  loại thức ăn đã làm trẻ nôn, thay vào đó mẹ có thể cho trẻ uống nước, dung dịch điện giải, nước đường (½ muỗng cà phê đường cho vào 120ml nước), nước gelatin (1 muỗng cà phê gelatin cho vào 120ml nước). Mẹ nên cho trẻ uống một lần một ít, chia làm nhiều lần trong ngày. Các loại dung dịch này không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước mà còn hạn chế tình trạng nôn ới ở trẻ.

Tre bi non oi dieu tri bang cach nao hinh anh

Khi trẻ bị nôn ói, mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng để chất nôn không tràn vào khí quản và phổi

Ngoài ra, bạn phải luôn quan sát dấu hiệu mất nước ở bé, phải đi bác sĩ nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau: khô môi, khóc không ra nước mắt, nước tiểu bị tối màu, vùng trũng trên đỉnh đầu trở nên mềm. Sau 24 giờ nếu bé không còn nôn nữa mẹ có thể từ từ cho bé quay trở lại chế độ ăn như trước.

Thường thì bé sẽ không cần phải uống thuốc hay nhập viện gì cả. Đối với các bé lớn hơn 12 tuổi đôi khi bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc chống nôn như Meclizine (Antivert or Bonine), dimenhydrinate (Dramamine). Nếu bé bị tiêu chảy hoặc cơ thể không hấp thụ được các chất lỏng hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Theo đó bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc chụp X-Quang để kiểm tra, nếu tình trạng nôn mửa ở trẻ vẫn không có dấu hiệu suy giảm, mẹ nên cho bé nhập viện để có hướng điều trị thích hợp.

Trong trường hợp trẻ bị nôn ói do viêm dạ dày ruột mẹ không nên để bé tiếp xúc với các bạn khác vì các loại virus và vi khuẩn này rất dễ lây lan. Rửa tay và vệ sinh sạch sẽ cũng là cách giúp trẻ và gia đình tránh khỏi các loại bệnh truyền nhiễm.

Xem thêm:
Trẻ bị nôn ói
Trẻ bị nôn ói: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết




  1. Votiming. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  2. Votiming. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/vomit.html#>. [Ngày 03 tháng 10 năm 2014].
  3. Nausea and vomiting. Đọc thêm tại : <http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736>. [Ngày 05 tháng 11 năm 2014].
  4. Vomiting (Children). Đọc thêm tại : <http://www.webmd.com/first-aid/vomiting-children>. [Ngày 15 tháng 11 năm 2014].
  5. Nausea and Vomiting, Age 12 and Older – Home Treatment. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/children/tc/nausea-and-vomiting-age-4-and-older-home-treatment>. [Ngày 08 tháng 12 năm 2014].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com