Sức khỏe

Triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ

Triệu chứng của bệnh động kinh rất đa dạng, tùy thuộc vào cách thức hoạt động của não bộ. Quan sát kĩ các triệu chứng của trẻ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh động kinh của trẻ.

Dựa trên cách thức hoạt động bất thường của não, các bác sĩ thường phân loại những cơn  của bệnh động kinh thành cơn động kinh cục bộ và cơn động kinh toàn thể.

Cơn động kinh cục bộ

Cơn động kinh cục bộ là cơn động kinh xảy ra do sự hoạt động bất thường ở một phần nào đó của não bộ. Có 2 loại động kinh cục bộ là:

  • Cơn động kinh cục bộ không mất ý thức. Cơn động kinh dạng này không gây mất ý thức mà chỉ làm thay đổi cảm xúc hoặc thay đổi thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác, thính giác. Bé cũng có thể co giật một cách vô ý thức các bộ phận của cơ thể như cánh tay hoặc chân. Ngoài ra, bé có một số dấu hiệu tự phát như ù tai, hoa mắt và chói mắt.
  • Cơn động kinh cục bộ suy giảm ý thức. Các cơn động kinh dạng này làm bé thay đổi hoặc mất sự tỉnh táo hay ý thức. Lúc này, bé có thể nhìn chằm chằm vào không trung và không phản ứng một cách bình thường với mọi thứ xung quanh, đồng thời thực hiện các động tác lặp đi lặp lại như cọ xát tay, nhai, nuốt hoặc đi vòng tròn.

Trieu chung cua benh dong kinh o tre hinh anh

Cơn động kinh cục bộ suy giảm ý thức khiến trẻ mất tỉnh táo

Các triệu chứng của động kinh cục bộ đôi khi có thể nhầm lẫn với những rối loạn thần kinh khác như chứng đau nửa đầu, chứng ngủ rũ hoặc bệnh tâm thần. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác tình trạng của bé thì tốt nhất mẹ nên mang bé đến bệnh viện để kiểm tra và làm xét nghiệm nhé.

Cơn động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể là động kinh xảy ra do sự hoạt động bất thường của tất cả các vùng của não bộ. Có 6 loại động kinh toàn thể là:

  • Cơn vắng ý thức (động kinh petit mal). Thường xảy ra ở trẻ nhỏ, các bé bị bệnh động kinh dạng này thường có các triệu chứng như: Mắt hay nhìn chằm chằm vào khoảng không, có các cử động cơ thể tinh vi như nháy mắt hoặc chép môi. Những cơn co giật này xuất hiện theo nhóm và gây mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Cơn co cứng. Cơn co cứng gây cứng bắp thịt. Những cơn này thường ảnh hưởng đến các cơ ở lưng, cánh tay và chân, và có thể làm cho bé ngã xuống đất.
  • Cơn mất trương lực cơ. Cơn mất trương lực cơ làm mất kiểm soát các cơ và có thể làm bé té xỉu đột ngột.
  • Cơn giật rung. Cơn giật rung kết hợp với các cử động của cơ lặp đi lặp lại hoặc giật mạnh, đều đặn. Những cơn này thường ảnh hưởng đến cổ, mặt và cánh tay.
  • Cơn co thắt cơ. Khi bị cơn co thắt cơ, bé sẽ có một số dấu hiệu như giật mạnh hoặc co thắt đột ngột cánh tay và chân trong thời gian ngắn.
  • Cơn co cứnggiật rung (động kinh grand mal). Cơn co cứng – giật rung là dạng nghiêm trọng nhất của bệnh động kinh. Chúng có thể gây mất ý thức đột ngột, làm cứng và rung lắc cơ thể, đôi khi có thể làm bé tiểu không tự chủ hoặc cắn lưỡi.

Sau cơn co giật cuối cùng khoảng 30 giây, nhiều bé có dấu hiệu kiệt sức, mệt mỏi, buồn ngủ, mất phương hướng, thậm chí gây gổ và kích động từ vài phút đến vài giờ. Các nhà khoa học gọi đây là giai đoạn sau động kinh (postictal phase).

Xem thêm: Bệnh động kinh ở trẻ em




  1. Epilepsy in childhood. Đọc thêm tại: <http://www.epilepsysociety.org.uk/epilepsy-childhood#.VU8P247tmkq> [Ngày 8 tháng 5 năm 2015]
  2. Epilepsy. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/symptoms-causes/dxc-20117207> [Ngày 8 tháng 5 năm 2015]
  3. Epilepsy. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/medical/brain/epilepsy.html#> [Ngày 8 tháng 5 năm 2015]
  4. Một số khái quát về bệnh động kinh. Đọc thêm tại: <http://www.bvtt-tphcm.org.vn/n-vn-1256-0/dong-kinh/benh-dong-kinh.html>. [Ngày 22 tháng 05 năm 2015].
  5. Side effects of Epilepsy drugs. Đọc thêm tại: <http://www.medicinenet.com/epilepsy_treatment/page2.htm>. [Ngày 22 tháng 05 năm 2015].
  6. Can seizures be prevented. Đọc thêm tại: http://www.webmd.com/epilepsy/guide/can-seizures-be-prevented. [Ngày 22 tháng 05 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com