Sức khỏe

Triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý

Triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ được đặc trưng bởi việc khó tập trung vào một việc và hiếu động quá mức (không ngồi yên một chỗ, không biết kiềm chế cảm xúc…). Nếu nghi ngờ trẻ bị tăng động cha mẹ nên tham khảo những triệu chứng bên dưới để xem bé nhà mình có không nhé!

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh. Rối loạn này là một trong những rối loạn phổ biến nhất ở trẻ em,vậy nên cha mẹ cần sớm nhận biết các triệu chứng để có những biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.

Các triệu chứng cụ thể của rối loạn tăng động giảm chú ý ra sao?

Trẻ em có các triệu chứng của giảm chú ý

  • Dễ bị phân tâm, hay quên
  • Khó  tập trung
  • Nhanh chán
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung sự chú ý vào việc tổ chức hay hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, hoặc khi học cái gì mới
  • Gặp khó khăn khi làm bài hoặc bài tập về nhà
  • Trẻ thường làm mất đồ (ví dụ: bút chì, đồ chơi)
  • Trẻ thường không chú tâm khi nghe người khác nói chuyện
  • Hay mơ màng
  • Di chuyển chậm
  • Gặp khó khăn trong xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác

trieu chung cua roi loan tang dong giam chu y hinh anh

Triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ em có các triệu chứng của hiếu động quá mức

  • Trẻ thường không thể ngồi yên một chỗ
  • Nói chuyện không ngừng nghỉ
  • Bé  hay va vào mọi thứ xung quanh, thích chạm hoặc chơi với bất cứ thứ gì mà trẻ thấy
  • Gặp khó khăn khi ngồi yên trong bữa ăn tối, trường học
  • Chuyển động liên tục
  • Gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ hoặc hoạt động đòi hỏi sự yên tĩnh
  • Thiếu kiên nhẫn
  • Không biết kiềm chế cảm xúc
  • Thường hành động mà không nghĩ đến hậu quả
  • Gặp khó khăn trong việc chờ đợi (chờ đợi những thứ trẻ muốn hoặc chờ đợi đến lượt của mình trong các trò chơi)
  • Thường làm gián đoạn cuộc trò chuyện hoặc các hoạt động của người khác.

Trẻ hiếu động quá mức và mất tập trung kết hợp là trường hợp phổ biến, thường sẽ có đồng thời các triệu chứng của giảm chú ýhiếu động quá mức của rối loạn tăng động kém chú ý.

Chẩn đoán tăng động giảm chú ý như thế nào?

Để nhận biết được trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý hay không, việc đó phụ thuộc vào những biểu hiện của trẻ.

  • Trẻ dưới 12 tuổi có  từ 1 đến 3 triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Những biểu hiện phải nghiêm trọng hơn những trẻ cùng trang lứa
  • Các triệu chứng kéo dài ít nhất 6 tháng
  • Các  biểu hiện của bé phải có ảnh hưởng tiêu cực đến ít nhất là hai môi trường khác nhau như trường học, nhà, nhà trẻ, với bạn bè…

Tuy nhiên một số trẻ bị căng thẳng, trầm cảm, lo âu đôi khi cũng có những triệu chứng của tăng động giảm chú ý, vì vậy, việc chẩn đoán xem trẻ có rối loạn này hay không cần phải xem xét kết hợp nhiều yếu tố.

Xem thêm:
>> Rối loạn tăng động giảm chú ý
>> Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Hyperactivity and the Distractible Child. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  2. Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD). Đọc thêm tại: <http://www.nimh.nih.gov/health/topics/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/index.shtml>. [Ngày 26 tháng 11 năm 2014]
  3. Attention-deficit/hyperactivity disorder (ADHD) in children. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/adhd/basics/definition/con-20023647>. [Ngày 26 tháng 11 năm 2014]
  4. What is ADHD. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/medical/learning/adhd.html#a_Alternative_Treatments>. [Ngày 21 tháng 11 năm 2014].
  5. ADHD and the DSM 5. Đọc thêm tại: <http://www.help4adhd.org/documents/adhd%20and%20the%20dsm%205%20fact%20sheet%202.0.pdf>. [Ngày 31 tháng 7 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com