Sinh con

Trường hợp nào cần khám lại sau khi sinh?

Thời gian đầu sau khi sinh, đặc biệt là tuần đầu tiên, sức khỏe của mẹ vẫn chưa được hồi phục, cộng thêm việc chăm sóc con có thể khiến mẹ càng thêm mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu bất thườnghãy đến gặp bác sĩ, có 1 số trường hợp mẹ cần khám lại sau khi sinh đấy!

Một số ít phụ nữ cảm thấy cơ thể (hoặc tinh thần) tốt nhất sau khi sinh bé – đó là điều bình thường trong giai đoạn hậu sản. Đặc biệt là trong sáu tuần đầu tiên sau sinh, việc cảm thấy đau nhức và hàng loạt những triệu chứng khó chịu khác là phổ biến.

May mắn thay, những biến chứng nghiêm trọng sau sinh thường rất hiếm. Tuy nhiên, hiểu biết về chúng vẫn hơn. Đó là lý do các phụ nữ sau sinh thời buổi này cần biết về những triệu chứng mang dấu hiệu đáng lo để phòng bất trắc cho chính mình.

Hãy liên lạc với bác sĩ khi…

Nếu có những triệu chứng dưới đây, hãy liên lạc ngay với bác sĩ:

  • Tình trạng chảy máu đầm đìa (nhiều hơn 1 miếng băng vệ sinh trong vòng 1 giờ đồng hồ) diễn ra liên tục trong vài giờ liền. Nếu bạn không thể liên lạc với bác sĩ của bạn ngay, hãy gọi đến phòng cấp cứu địa phương để y tá trực có thể đưa ra những chuẩn đoán sơ bộ giúp bạn thông qua điện thoại. Y tá sẽ có thể giúp bạn xác định rằng tình trạng của bạn có cần phải nhập viện cấp cứu hay không.

Trong lúc chờ đợi hoặc trên đường đến bệnh viện, nếu cần thiết, bạn hãy nằm xuống và để túi chườm lạnh (hoặc một túi nhỏ đựng đá viên và một vài cái khăn để thấm nước đá tan) vào vùng bụng dưới (hoặc chườm ngay vào khu vực tử cung nếu bạn xác định được vị trí của nó).

truong-hop-nao-can-kham-lai-sau-khi-sinh-hinh-anh

Hãy liên lạc với bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường sau sinh

  • Bất cứ lúc nào trong khoảng 1 tuần hậu sản đầu tiên mà bạn có hiện tượng chảy một lượng lớn máu màu đỏ nhạt. Nhưng đừng lo lắng nếu bạn có chảy máu nhẹ giống như tới kinh nguyệt trong khoảng thời gian tới 6 tuần hậu sản (đôi khi 12 tuần ở một số phụ nữ) hoặc lượng máu chảy ra nhiều hơn khi bạn hoạt động nhiều hay lúc bạn cho con bú.
  • Hiện tượng xuất huyết có mùi khó chịu. Máu chảy từ âm đạo trong giai đoạn hậu sản bình thường có mùi như máu kinh hàng tháng.
  • Có nhiều cục máu đông to (cỡ như trái chanh vàng) từ xuất huyết âm đạo. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có những cục máu đông nhỏ nhỏ trong một vài ngày đầu thì không sao.
  • Hoàn toàn không có hiện tượng xuất huyết âm đạo trong những ngày đầu sau sinh.
  • Đau nhức hay cảm giác khó chịu, có hoặc không có kèm theo hiện tượng sưng tấy, ở phần bụng dưới vài ngày đầu tiên sau sinh.
  • Đau dai dẳng ở vùng đáy chậu sau sinh vài ngày đầu tiên.
  • Thân nhiệt cao hơn 1000F (37,80C) kéo dài hơn 1 ngày xuất hiện sau khi sinh 24 tiếng đồng hồ hay có các triệu chứng giống cúm.
  • Các vết khâu ở khu vực đáy chạu bị hở, dẫn nước hay trở nên nhiễm trùng.
  • Bị táo bón mà không giảm sau khi thay đổi khẩu phần ăn, uống nhiều nước và tập luyện thể chất.
  • Cảm giác choáng váng nghiêm trọng.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Tình trạng căng sữa đã giảm, mà đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ cục bộ, và khó chịu ở ngực vẫn xảy ra thì đó có thể là dấu hiệu của chứng viêm vú hoặc vú bị nhiễm trùng. Hãy thử các phương pháp trị liệu tại gia (xem bài Tuan dau sau sinh_Khi nguc go ghe) trong lúc chờ gặp bác sĩ.
  • Sưng tấy và/hoặc nóng đỏ cục bộ, và có dịch rỉ ra từ vết mổ sinh.
  • Sau sinh 24 giờ xuất hiện các cảm giác như: Cảm thấy khó tiểu tiện, rất đau hay nóng rát khi tiểu, cảm giác buồn tiểu thường xuyên nhưng ít nước tiểu và/hoặc nước tiểu sẫm màu. Hãy uống nhiều nước trong lúc chờ sự hỗ trợ của bác sĩ.
  • Đau nhói ở ngực (tránh nhầm lẫn với đau ngực thường do rặn sinh gắng sức), thở gấp hoặc nhịp tim nhanh, tím xanh môi hay đầu ngón tay.
  • Đau, yếu cục bộ, hay cảm giác âm ấm ở đùi hoặc cẳng chân, kèm hoặc không có dấu hiệu sưng tấy, đỏ, và đau nhức khi bạn gập chân lại. Hãy nghỉ ngơi và gác chân lên cao trong lúc chờ sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Trầm cảm nặngảnh hưởng tới năng lực của mẹ hay không thuyên giảm sau vài ngày đầu tiên. Cảm thấy tức giận với bé, đặc biệt có kèm thái độ hung bạo. Hãy xem trang thêm bài Trầm cảm sau sinh



  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 424-425.
  2. Preconception/Pregnancy – Postpartum – When to Call Your Health Care Practitioner. Đọc thêm tại: <http://www.healthunit.org/pregnancy/postpartum/postpartum_calldoctor.htm >. [Ngày 28 tháng 10 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com