Chăm sóc bà bầu

U xơ tử cung khi mang thai – Chẩn đoán và điều trị

U xơ tử cung khi mang thai nếu xảy ra biến chứng sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Vậy cách chẩn đoán u xơ tử cung khi mang thai như thế nào? và cách điều trị ra sao? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình. Tham khảo ngay nhé!

Chẩn đoán u xơ tử cung ra sao?

Bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán bằng các xét nghiệm để xác nhận có u xơ tử cung hay không. Đây là những xét nghiệm ghi nhận hình ảnh bên trong cơ thể mà không cần phẫu thuật. Những xét nghiệm này bao gồm:

  • Siêu âm: Có thể siêu âm bụng hoặc siêu âm đầu dò.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI), x-quang, chụp CT.
  • Kiểm tra ống dẫn trứng (HSG) hoặc Siêu âm bơm nước buồng tử cung (sonohysterogram). Với thử nghiệm HSG bác sĩ sẽ tiêm thuốc nhuộm x-ray vào tử cung và chụp x-ray hình ảnh bên trong tử cung. Siêu âm sonohysterogram là thử nghiệm ghi nhận hình ảnh tử cung và lòng tử cung khi bơm dung dịch nước vào buồng tử cung và chụp siêu âm.

Siêu âm là phương pháp vừa đơn giản, rẻ tiền, lại không gây tác dụng phụ, là kỹ thuật tốt nhất cho hình ảnh vùng chậu. Các phương pháp chẩn đoán khác rất hiếm được sử dụng đối với các trường hợp nghi bị u xơ tử cung khi mang thai vì có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, nhất là chụp X-quang nên mẹ chỉ nên sử dụng các phương pháp này khi thật sự thấy cần thiết.

U xo tu cung khi mang thai - chan doan va dieu tri hinh anh

Chẩn đoán u xơ tử cung bằng siêu âm

Cách điều trị u xơ tử cung khi mang thai

U xơ tử cung được điều trị bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ:

  • Đối với các triệu chứng đau ngày càng nặng hoặc gây khó chịu, người bệnh có thể sử dụng thuốc ibuprofen (medialeczan) hoặc acetaminophen. Tuy nhiên đặc biệt đối với các mẹ bị u xơ tử cung khi mang thai, trong thời kỳ đầu mang thai nếu uống các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) như ibuprofen có thể dẫn đến sẩy thai đấy.
  • Đối với triệu chứng xuất huyết nặng, có thể gây thiếu máu, dùng thuốc bổ sung sắt và một chế độ ăn giàu chất sắt có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu hoặc điều trị bệnh thiếu máu. Với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, có thể cần phải dùng các loại thuốc mạnh hơn theo toa của bác sĩ.
  • Nghỉ ngơi, tuân thủ chặt chẽ lịch khám và tái khám, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Có thể áp dụng chế độ ăn dành cho bệnh nhân bị u xơ tử cung để hạn chế tối đa sự phát triển của khối u trong suốt thời gian mang thai. Nên tránh các loại thịt như thịt bò, thịt lợn… hạn chế dùng các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao như kem, sữa béo, bơ… vì chứa nhiều kích thích tố có thể làm cho khối u phát triển to hơn.
  • Nên tránh các loại thực phẩm có chứa cafein hoặc nhiều muối bởi cafein khiến cho các hoạt chất hoá sinh trong cơ thể tăng lên, là nguyên nhân hình thành các khối u. Muối là tác nhân khiến gan không thể lọc bỏ được hết các độc tố, gây mất cân bằng nội tiết tố nữ.  Ngoài các thực phẩm trên, mẹ cũng cần tránh ăn các loại trái cây hay rau quả làm gia tăng estrogen trong cơ thể như táo, anh đào, lê, mận, cà chua, cần tây, củ cải, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, dưa chuột, nấm… tránh các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia và nước uống có ga.
  • Phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung nên ăn các loại trái cây chứa vitamin C và có màu tươi như cam, chanh, bưởi, ổi, dâu… vì đây là những trái cây thuộc họ beta – carotene khi được cơ thể tiêu hoá sẽ thành vitamin A có tác dụng thúc đẩy các mô khoẻ mạnh, sửa chữa mô thích hợp, và giảm thiểu các mô bị bệnh. Các loại rau, củ sống dưới biển như rong biển, rau câu…không chỉ rất tốt về mặt dinh dưỡng mà còn hỗ trợ cơ thể chống lại u xơ tử cung. Ngoài ra, phụ nữ bị u xơ tử cung khi mang thai cũng nên ăn các loại thực phẩm có liều lượng estrogen cân bằng, giàu bioflavonoid như đậu nành, sữa đậu nành, đậu hũ, đậu đen, đậu lăng… các loại thịt trắng từ gia cầm và các loại cá.
  • Cuối cùng, trong một số ít trường hợp thực sự cần thiết, việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ u xơ có thể được thực hiện một cách an toàn vào tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng không nên thực hiện phẫu thuật này cùng lúc khi sinh mổ.

Có thể ngăn ngừa u xơ tử cung không?

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân gây u xơ tử cung, nhưng có rất ít bằng chứng khoa học hỗ trợ ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy hiện tại không có biện pháp ngăn ngừa, nhưng chỉ có một phần trăm nhỏ phụ nữ mắc bệnh phải điều trị khối u này, nên mẹ không nên quá lo lắng nhé!

U xơ tử cung khi mang thai nếu xảy ra biến chứng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và quá trình sinh nở của mẹ, vậy nên mẹ cần sớm nhận biết để có cách điều trị kịp thời. Xem thêm U xơ tử cung khi mang thai



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Ulterine fibroids fact sheet. Đọc thêm tại: <http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/uterine-fibroids.html>. [Ngày 23 tháng 12 năm 2014].
  2. Uterine fibroids. Đọc thêm tại: <https://www.health.ny.gov/community/adults/women/uterine_fibroids/>. [Ngày 23 tháng 12 năm 2014].
  3. Uterine fibroids. Đọc thêm tại: < http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-fibroids/basics/prevention/con-20037901>. [Ngày 23 tháng 12 năm 2014].
  4. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai mắc bệnh u xơ tử cung. Đọc thêm tại: <http://www.soytequangninh.gov.vn/GD_WS/Tintuc_Chitiet.aspx?Newsid=5673>. [Ngày 23 tháng 12 năm 2014].
  5. Uterine fibroids. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-fibroids/basics/prevention/con-20037901>. [Ngày 23 tháng 12 năm 2014].
  6. U xơ tử cung và thai nghén. Đọc thêm tại: <http://www.soyte.hanoi.gov.vn/%28S%28aq0na2ns3xsvmi45scy00ke2%29%29/default.aspx?u=dt&id=5984>. [Ngày 23 tháng 12 năm 2014].
  7. Contemporary Management of Fibroids in Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2876319/> [Ngày 10 tháng 8 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com