Nuôi con

Ứng xử thế nào khi trẻ em quậy phá trong độ tuổi mẫu giáo?

Việc trẻ em quậy phá hay gây rối ở độ tuổi mẫu giáo là do tính khí, cách dạy con của cha mẹ, và môi trường nơi trẻ em được nuôi dưỡng. Việc trẻ quậy phá có thể điều chỉnh được, cha mẹ cần ứng xử một cách khôn khéo, đừng la mắng vì hầu như trẻ 3-5 tuổi đều trải qua giai đoạn gây rối này.

Tại sao trẻ hay quậy phá, gây rối ở độ tuổi mẫu giáo?

Việc trẻ em quậy phá hay gây rối và kèm theo tính khí hung hăng, thích được chú ý và không biết thông cảm với người khác. Ngay cả trước khi trẻ biết nói, trẻ đã có thể truyền đạt cảm xúc của mình qua hành động, cử chỉ, nét mặt. Vì vậy nếu trẻ trở nên quậy phá, thường lý do là vì trẻ cần bộc lộ những cảm xúc như giận dữ, sợ hãi, lo âu hay bực dọc.

Phải làm sao khi trẻ em quậy phá ở độ tuổi mầm non?

Để làm trẻ dịu lại, bạn nên tập trung giải quyết về mặt cảm xúc của con, thay vì chú trọng vào hành vi. Trong cách dạy con của mình, bạn hãy trò chuyện với con, tìm hiểu xem vì sao con lại giận dữ, hay lo lắng thay vì hỏi vì sao con lại đánh mẹ. Bạn nên cố gắng tìm hiểu nguồn cơn đằng sau mỗi lần trẻ gây rối, quậy phá, từ đó ngăn chặn trước những hành vi không hay của con. Ngoài ra, bạn còn có thể làm những việc sau để quản đứa con khó tính của mình:

ung-xu-the-nao-khi-tre-em-quay-pha-trong-do-tuoi-mau-giao-hinh-anh

Trẻ em quậy phá hay gây rối là do tính khí, cách dạy con và môi trường nơi trẻ được nuôi dưỡng

  • Giữ cho trẻ năng động, tham gia nhiều hoạt động ngoài trời.
  • Khen ngợi trẻ mỗi khi trẻ bình tĩnh, biết giúp đỡ cha mẹ, hay chơi trong trong im lặng.
  • Cho trẻ một khoảng thời gian trong ngày để làm điều mình thích.
  • Đảm bảo rằng trẻ hiểu rõ về những quy định liên quan đến việc giao tiếp, ví dụ như phải biết lịch sự, nghĩ cho người khác… Bạn cũng có thể dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Giải thích trước cho trẻ biết hậu quả mỗi khi trẻ gây rối.
  • Cứ du di cho những khi trẻ gây ồn ào huyên náo nhưng không gây hại hay ảnh hưởng đến người khác.
  • Giới hạn thời gian trẻ được xem TV, dùng máy vi tính hay các thiết bị điện tử.
  • Quy định rõ những hành động không thể chấp nhận được, như đánh nhau, làm đau bạn bè, anh chị em hay cố ý làm hư hỏng đồ chơi, vật dụng trong nhà.
  • Cấm túc trẻ nếu trẻ vi phạm.
  • Tránh tranh cãi với bạn đời về cách dạy con trước mặt trẻ.

Một trong những kỹ thuật khác được dùng để điều chỉnh những hành vi của trẻ quậy phá, gây rối là liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và trẻ (PCIT). Trong đó, cha mẹ được khuyến khích chơi cùng con, đồng thời áp dụng một số nguyên tắc trong việc giao tiếp với con để giúp trẻ hình thành và củng cố những hành vi tốt khi trẻ em quậy phá.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Richard Woolfson, 2015, Your preschooler bible, Octopus Publishing Limited, 2nd edition, page 139,142. [Ngày 2 tháng 11 năm 2015]
  2. Advice if your toddler is always misbehaving. Đọc thêm tại: <http://www.familylives.org.uk/advice/toddler-preschool/behaviour/advice-if-your-toddler-is-always-misbehaving/>. [Ngày 2 tháng 11 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com