Chăm sóc bà bầu

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở bà bầu như thế nào?

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở bà bầu như thế nào? Nhiều chị em cứ tưởng viêm đường tiết niệu là một bệnh nhẹ, dễ dàng chữa khỏi và chẳng ảnh hưởng gì đến thai nhỉ cả, chính vì vậy không đi khám để chẩn đoán sớm ngay từ khi mắc bệnh, quan điểm này có đúng không?

Ngay khi chị em, đặc biệt các phụ nữ mang thai nghi ngờ mình viêm đường tiết niệu thì hãy đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác. Dưới đây là một số xét nghiệm chẩn đoán để bạn tham khảo.

Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm viêm đường tiết niệu

Ở hầu hết các xét nghiệm viêm đường tiết niệu, mẫu nước tiểu sạch (Clean-catch) được lấy. Bác sĩ hoặc y tá sẽ đưa cho bạn một cốc đựng mẫu bằng nhựa sạch và khăn giấy ướt hoặc gạc ướt dùng 1 lần.

Bạn cần rửa tay thật sạch với xà phòng và thật nhiều nước trước khi mở nắp của cốc đựng mẫu nước tiểu và lưu ý không chạm vào bên trong thành cốc. Dùng 1 tay tách môi của âm hộ và làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy ướt từ trước ra sau, nhất là vùng xung quanh lỗ tiểu. Giữ môi âm hộ mở và đi tiểu một chút nước tiểu đầu ra ngoài, phần còn lại vào trong cốc đựng mẫu đến khi gần đầy cốc thì đậy nắp cốc lại. Sau đó đi tiểu nốt vào bồn cầu hay bệ xí.

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở bà bầu như thế nào

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở bà bầu qua mẫu nước tiểu

Xét nghiệm chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở bà bầu:

Đối với bệnh viêm đường tiết niệu ở bà bầu, bác sĩ thường làm 2 việc sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm các tế bào bạch cầu, hồng cầu, vi khuẩn, và kiểm tra hóa chất, chẳng hạn như nitrit trong nước tiểu. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán nhiễm trùng ở hầu hết các giai đoạn.
  • Nuôi cấy mẫu nước tiểu sạch có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm để xác định chủng vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu ở bà bầu và xác định loại thuốc kháng sinh cơ thể bạn đáp ứng tốt nhất để điều trị.

Bác sĩ cũng có thể giúp bạn thực hiện một trong những xét nghiệm đặc biệt sau đây để giúp loại trừ các vấn đề khác trong hệ tiết niệu. Tuy nhiên các xét nghiệm này thường không được thực hiện ở phụ nữ mang thai:

  • CT scan bụng
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (IVP)
  • Quét vùng thận
  • Siêu âm thận
  • Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo (VCUG)

Viêm đường tiết niệu ở bà bầu sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi vi khuẩn gây bệnh đi tới thận gây nhiễm trùng cho thận. Có nhiều cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ và bạn cũng có thể tìm hiểu làm thế nào để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ.

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai giúp mẹ bầu biết cách xử lý và chữa trị kịp thời.




  1. Urinary tract infection – adults.  Tham khảo tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000521.html>. [Ngày 24 tháng 12 năm 2014]
  2. Urinary tract infection in adults.  Tham khảo tại: <http://kidney.niddk.nih.gov/kudiseases/pubs/utiadult/urinary_tract_infections_adults_508.pdf>. [Ngày 24 tháng 12 năm 2014]
  3. Urinary tract infection fact sheet. Tham khảo tại: <http://womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/urinary-tract-infection.html>. [Ngày 24 tháng 12 năm 2014]
  4. Urinary tract infection (UTIs). Tham khảo tại: <http://www.publichealth.va.gov/docs/womens-health-guide/urinary-tract-infection.pdf>. [Ngày 24 tháng 12 năm 2014]
  5. Urinary tract infection during pregnancy. Tham khảo tại: <http://americanpregnancy.org/pregnancy-complications/urinary-tract-infections-during-pregnancy/>. [Ngày 24 tháng 12 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com