Hiếm muộn

Xoay quanh vấn đề vô sinh ở nam giới

Vô sinh là tình trạng hai vợ chồng đã chung sống với nhau khoảng 1 năm, không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nhưng vẫn không có con. Hãy tìm hiểu các nguyên nhân gây vô sinh ở nam và nữ để xem xét bản thân, và nếu nghi ngờ hãy đi khám để được chẩn đoán cũng như điều trị phù hợp nếu chẳng may mắc phải.

Những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới

 Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh nam như:

Tinh trùng bất thường. Tinh trùng bất thường có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân như viêm tinh hoàn, phù các tĩnh mạch ở vùng bìu, tinh hoàn phát triển bất thường…

Số lượng tinh trùng thấp. Số lượng tinh trùng thấp hoặc thiếu hụt tinh trùng do những nguyên nhân như: Di truyền, lạm dụng rượu bia hay thuốc lá, bị bệnh quai bị nặng sau tuổi dậy thì, điều trị chứng thoát vị, rối loạn hormone, tiếp xúc hoặc bị nhiễm các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, chì, sơn, vv..), nhiễm tia xạ, tắc nghẽn ống dẫn tinh, mặc quần lót quá chật, chấn thương vùng bẹn…

Vấn đề về xuất tinh. Nguyên nguyên vô sinh nam cũng có thể đến từ việc nam giới có vấn đề xuất tinh như: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, tinh dịch bị đẩy ngược trở lại vào trong bàng quang, rối loạn cương dương vật, biến chứng của xạ trị hoặc phẫu thuật.

Nguyên nhân khác. Các nguyên nhân gây vô sinh nam khác bao gồm: bệnh nhân từng bị nhiễm một bệnh lây qua đường tình dục nào đó hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu…

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nam, tuy nhiên, khoảng 40-50% trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nằm trong nhóm người có nguy cơ bị vô sinh cao nếu như:

  • Bạn là nam giới trên 35 tuổi.
  • Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia hoặc các loại thuốc cấm như anabolic steroids.
  • Đạp xe đạp trong khoảng thời gian kéo dài, nhất là khi ngồi trên yên xe cứng.
  • Béo phì hoặc quá nhẹ cân.
  • Tinh hoàn thường xuyên ở nhiệt độ cao kéo dài (có thể do mặc quần lót quá chật hoặc ngâm bồn nước nóng, xông hơi quá lâu, giãn tĩnh mạch thừng tinh).
  • Đã từng phẫu thuật hoặc thay thế ống dẫn tinh.
  • Mắc một số bệnh lý như bệnh Celiac (bệnh tự miễn ở đường tiêu hóa), khiếm khuyết nhiễm sắc thể di truyền và một số loại ung thư.

 Chẩn đoán vô sinh nam bằng cách nào?

 Nếu như trong vòng 1 năm hai vợ chồng bạn đã rất cố gắng hết sức để có thai nhưng vẫn không thành công thì tốt nhất cả hai nên đến gặp bác sĩ. Nguy cơ vô sinh sẽ được đánh giá toàn diện dựa trên bệnh sử và những yếu tố có khả năng góp phần gây vô sinh.

Để đánh giá khả năng sinh sản của người nam, bác sĩ có thể sẽ làm một số xét nghiệm như:

  • Tinh dịch đồ (phân tích tinh dịch): Nhằm đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu thể tích tinh dịch của bạn <2 ml thì được coi là ít tinh dịch. Điều này có thể là do bạn đang gặp vấn đề về túi tinh, tuyến tiền liệt hoặc cũng có thể là do ống dẫn tinh bị tắc.Tinh dịch đồ là xét nghiệm quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản ở nam giới. Bạn có thể tự làm xét nghiệm này ngay tại nhà riêng bằng cách sử dụng các bộ kit xét nghiệm tinh dịch đồ tại nhà.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng hay mắc các vấn đề về hormone hay không. Nồng độ hormone là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sinh sản ở nam giới cũng như nữ giới.
  • Nuôi cấy dịch lấy từ dương vật: Thực hiện nuôi cấy dịch để tìm dấu hiệu nhiễm trùng
  • Khám dương vật, bìu và tuyến tiền liệt: Khám dương vật, bìu và tuyến tiền liệt để tìm dấu hiệu bất thường.

Nếu trong 1 năm hai bạn đã rất cố gắng hết sức để có thai nhưng vẫn không thành công thì tốt nhất cả hai nên đến gặp bác sĩ.

Nếu trong 1 năm hai bạn đã rất cố gắng hết sức để có thai nhưng vẫn không thành công thì tốt nhất cả hai nên đến gặp bác sĩ.

Các cách điều trị vô sinh nam

Việc điều trị vô sinh nam thường được dựa trên các nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới đã được chẩn đoán trước đó.

Các phương pháp điều trị thông thường như: phẫu thuật (để điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc thắt ống dẫn tinh), dùng thuốc (điều trị tình trạng xuất tinh ngược dòng và vô sinh miễn dịch), thụ tinh nhân tạo (trong trường hợp số lượng tinh trùng thấp, tinh trùng được lấy từ nhiều lần xuất tinh và được đưa vào tử cung hoặc vào ống dẫn trứng của người vợ).

Thiếu hụt hormone tuyến yên có thể được điều trị bằng một số loại thuốc như Clomiphene (Clomhexal 50, Clostilbegyt, Duinum).

Nếu các xét nghiệm cho thấy cơ thể bạn hoàn toàn không sản xuất tinh trùng thì việc sử dụng tinh trùng hiến tặng có thể giúp thụ thai dễ dàng hơn. Tinh trùng hiến tặng được lấy từ ngân hàng tinh trùng và được đưa vào trong tử cung hoặc ống dẫn trứng của người vợ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Thụ tinh trong ống nghiệm là một lựa chọn khác có thể được áp dụng để điều trị vô sinh nam. Trong thủ thuật này, tinh trùng và trứng được thụ tinh trong một ống nghiệm ở phòng thí nghiệm, sau đó trứng được thụ tinh sẽ được đem cấy vào tử cung của người vợ.

Phòng ngừa nguy cơ vô sinh nam

Nếu nguyên nhân gây vô sinh nam là do di truyền hoặc bệnh tật thì bạn khó có thể ngăn ngừa. Tuy nhiên để giảm thiểu nguy cơ vô sinh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách thực hiện lối sống tình dục an toàn, chung thủy một bạn tình, luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc trái phép (thuốc phiện, cần sa, thuốc giảm đau nhóm opiod, chất gây nghiện gây ảo giác, thuốc an thần, vv..)
  • Tránh tiếp xúc với tia xạ.
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
  • Tránh lạm dụng rượu nhiều và thường xuyên.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và rèn luyện sức khỏe tốt.
  • Tránh tắm, ngâm bồn nước nóng, xông hơi quá lâu.
  • Chọn những quần lót rộng thoáng, không quá chật.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Male Infertility. Đọc thêm tại: <http://americanpregnancy.org/infertility/male-infertility/>. [Ngày 24 tháng 04 năm 2015].
  2. Ý nghĩa chỉ số tinh dịch đồ trong vô sinh nam. Đọc thêm tại: <http://www.dieutri.vn/ynghiaxetnghiem/21-1-2012/S1974/Y-nghia-chi-so-tinh-dich-do-trong-vo-sinh-nam.htm>. [Ngày 24 tháng 04 năm 2015].
  3. Male fertility Issues. Đọc thêm tại: <http://www.healthline.com/health/fertility/male-infertility#RiskFactors2>. [Ngày 24 tháng 04 năm 2015].
  4. Male fertility. Đọc thêm tại: <http://www.urologyhealth.org/urology/index.cfm?article=102>. [Ngày 24 tháng 04 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com