Sức khỏe

Ảnh hưởng của hội chứng Down lên trẻ

Trẻ mắc hội chứng Down có khuôn mặt khá điển hình: mặt dẹt, mắt xếch, cổ ngắn, tai nhỏ, có xu hướng thè lưỡi,… Không chỉ vậy, hội chứng Down còn ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ và hành vi của trẻ.

Những trẻ mắc hội chứng Down có thể hành động và trông giống nhau nhưng mỗi trẻ đều có những khả năng khác nhau. Thông thường, chỉ số IQ của những đứa trẻ này thường ở mức thấp, trung bình và chậm nói hơn so với những đứa trẻ khác.

Ảnh hưởng về thể chất khi trẻ mắc hội chứng Down

Khi trẻ mắc hội chứng Down, trẻ có thể được nhận diện bởi một số đặc trưng thể chất thường thấy gồm:

Anh huong cua hoi chung Down len tre hinh anh 1

Trẻ mắc hội chứng Down
  • Mặt dẹt, đặc biệt là sóng mũi.
  • Mắt xếch, có hình như quả hạnh nhân.
  • Cổ ngắn.
  • Tai nhỏ.
  • Có xu hướng thè lưỡi ra khỏi miệng.
  • Xuất hiện những đốm trắng nhỏ trên tròng đen của mắt.
  • Bàn tay và bàn chân nhỏ.
  • Rãnh khỉ ( là rãnh ngang liên tục ở lòng bàn tay).
  • Các ngón tay nhỏ có màu hồng nhạt, đôi khi cong về phía ngón tay cái.
  • Trương lực cơ yếu hay các khớp xương lỏng lẻo.
  • Chiều cao thấp hơn các bé cùng trang lứa.

Anh huong cua hoi chung Down len tre hinh anh 2

Trẻ mắc hội chứng Down thường có chiều cao thấp hơn các bạn cùng lớp

Nhiều trẻ mắc hội chứng Down chỉ có các đặc trưng khuôn mặt phổ biến của hội chứng này, ngoài ra không có dị tật bẩm sinh nặng nào khác. Tuy nhiên, một số trẻ có thể có một hoặc nhiều dị tật bẩm sinh hoặc các tình trạng bệnh lý khác. Khi trẻ mắc hội chứng Down, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác như:

  • Mất thính lực (khoảng 75% những người bị Down có thể mắc phải tình trạng này).
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: là một tình trạng mà hơi thở của bé bị tạm dừng trong khi ngủ (50% -75%).
  • Nhiễm trùng tai (50 -70%).
  • Các bệnh về mắt (lên đến 60%) như đục thủy tinh thể và các vấn đề mắt cần phải đeo kính.
  • Dị tật tim bẩm sinh (50%).

Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe khác ít phổ biến hơn ở những trẻ có hội chứng Down có thể gồm:

  • Trẻ bị tắc ruột khi sinh, tình trạng này đòi hỏi cần phải phẫu thuật.
  • Trật khớp hông.
  • Mắc bệnh về tuyến giáp.
  • Thiếu máu,thiếu sắt. Xem thêm bài: Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ, liệu có nguy hiểm.
  • Bệnh bạch cầu ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
  • Bệnh Hirschsprung (bệnh Hirschsprung một dạng tắc nghẽn kết tràng hình thành trước khi sinh).

Hội chứng Down ảnh hưởng đến trí tuệ và hành vi như thế nào?

Trẻ mắc hội chứng Down thường bị chậm phát triển về trí thông minh và khả năng nhận biết. Trẻ có thể học và phát triển các kỹ năng nhưng thường rất chậm và phải học suốt đời. Ngoài ra khả năng này thay đổi khác nhau ở mỗi trẻ vì vậy rất khó để đoán trước được.

Bên cạnh đó, trẻ còn có các dấu hiệu như không thể chú ý được lâu, hành động bốc đồng, bướng bỉnh, trẻ cũng có thể “tự nói chuyện” (nói to với chính mình) như là một cách để hiểu và xử lý thông tin.

Xem thêm: Hội chứng Down ở trẻ em




  1. Down syndrome. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000997.htm>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
  2. Down Syndrome. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/down-syndrome/basics/definition/con-20020948>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
  3. Down Syndrome. Đọc thêm tại: <http://www.childrenshospital.org/health-topics/conditions/d/down-syndrome/treatments>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
  4. Down Syndrome.Đọc thêm tại: <http://www.seattlechildrens.org/content.aspx?dn=seattlechildrens&kid=21341&cat_id=140>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
  5. Facts about Down Syndrome.Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/DownSyndrome.html>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
  6. Hội chứng Down. Đọc thêm tại: <http://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/hoi-chung-down/>. [Ngày 27 tháng 01 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com