Sinh con

Tại sao cơ thể mẹ xuất hiện vết bầm tím sau sinh?

Vào tuần đầu sau sinh, mẹ phát hiện trên người xuất hiện nhiều vết bầm tím, thậm chí cứ như mẹ vừa ở trong khán đài đấu võ ra chứ chẳng phải trong phòng sinh. Mẹ có thắc mắc tại sao lại có những vết bầm tím sau khi sinh không?

Tại sao lại xuất hiện vết bầm tím sau sinh nhỉ?

Mẹ nhìn thấy và cảm giác như cơ thể mình mới vừa bị đánh một trận tơi tả? Thậm chí có rất nhiều vết bầm tím sau sinh nữa đúng không? Điều đó vô cùng bình thường ở giai đoạn hậu sản.

Nói cho cùng, thì mẹ cũng đã cực lực chiến đấu hết mình để hạ sinh một đứa bé. Điều này còn ghê gớm hơn những gì mà các đấu sĩ làm trên khán đài, chỉ khác là đối thủ của mẹ chỉ nặng chừng 3 hay 4kg thôi.

Dù mẹ có muốn cám ơn hay không cám ơn các cơn co thắt tử cung và những lần rặn căng sức (đặc biệt khi mẹ rặn với vùng mặt và ngực thay vì vùng dưới cơ thể), mẹ có thể cũng đã gặt hái được một vài “món quà lưu niệm” không mong muốn tặng kèm trong quá trình này. Đó là gì ư?

Đó có thể đôi mắt đen xì hoặc đỏ ngầu; những vết bầm tím sau sinh với đủ kích cỡ nhỏ nổi trên má; những đốm xanh đen có đủ kích cỡ xuất hiện mặt hoặc phần ngực trên. (Cho đến khi mắt mẹ trở về tình trạng bình thường, thì một cặp kính râm có thể giúp mẹ che đi khuyết điểm này khi mẹ cần đi ra khỏi nhà, hoặc chườm lạnh khoảng 10 phút vài lần mỗi ngày có thể giúp quá trình phục hồi của mắt mẹ nhanh hơn).

Tại sao cơ thể mẹ xuất hiện vết bầm tím sau sinh?

Tại sao lại xuất hiện vết bầm tím sau sinh

Những “món quà” tặng kèm khác sau sinh

Ngoài vết bầm tím sau sinh, mẹ có thể cảm thấy đau ở phần ngực và/hoặc cảm thấy khó thở sâu vì cơ ngực đã làm việc quá tải khi rặn (tắm nước ấm hoặc dùng khăn chườm nóng có thể giúp cải thiện tình trạng này).

Đôi lúc mẹ sẽ thấy đau và yếu ở vùng xương cụt do quá trình em bé chui ra có thể làm bầm, nứt hay chấn thương xương cụt. Gãy xương cụt thường không phổ biến nhưng một số bà mẹ thực sự nghe thấy tiếng nứt xương.

Tình trạng đau và yếu này có thể trở nên trầm trọng nhất khi mẹ ngồi. Mẹ có thể cảm thấy đau khi đứng dậy hoặc khi phải dùng sức để đại tiện (chườm nóng hoặc massage có thể giảm nhẹ tình trạng đau nhức này).

Các vết bầm tím xương cụt thường tự lành trong vài tuần. Nếu gãy xương thường mất 8 tuần để lành, dù mẹ có thể bị cơn đau hành hạ lâu hơn do viêm các cơ và dây chằng bao quanh hoặc do sự căng cơ đáy chậu mạn tính.

Với những cơn đau toàn thân nói chung, chườm nóng hoặc tắm nước ấm sẽ giúp mẹ xoa dịu cảm giác khó chịu này đấy.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 424-425.
  2. Bruised or broken tailbone. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_bruised-or-broken-tailbone_1152322.bc?showAll=true>. [Ngày 28 tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com