Sức khỏe

Bé bị chuột rút: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý ra sao?

Bé bị chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ xảy ra khi một cơ trong cơ thể co rút hoặc co cứng lại. Tình trạng bị chuột rút khởi phát đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, gây đau hoặc khó chịu.

>> Tìm địa chỉ điều trị chuột rút co cứng uy tín ở Hà Nội như thế nào?

Bé bị chuột rút, triệu chứng ra sao?

Tình trạng bé bị chuột rút (vọp bẻ) thường xảy ra một cách đột ngột, không do chủ ý, nghĩa là bé không thể kiểm soát nó được. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bé bị chuột rút:

  • Cơn đau nhói ở cơ.
  • Co thắt, co cứng cơ đột ngột, có thể giống như một sự co giật cơ đột ngột.
  • Sự kéo căng các cơ, thường là ở chân.
  • Một khối cơ cứng nhô lên có thể nhìn thấy được bên dưới lớp da.
  • Vọp bẻ xảy ra ở bắp chân hoặc ngón chân của bé trong khi đang ngủ.

Các cơn vọp bẻ có thể kéo dài trong vòng vài giây tới khoảng 10 phút. Thường thì bé bị chuột rút ở bắp chân có xu hướng kéo dài lâu nhất so với các nhóm cơ khác.

Trong khi bị chuột rút, các cơ bị ảnh hưởng sẽ cứng và đau khiến cho bàn chân và ngón chân của bé cũng bị cứng lại. Sau khi cơn vọp bẻ qua đi, bé có thể sẽ bị đau cơ trong nhiều tiếng đồng hồ.

 

be-bi-chuot-rut-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-xu-ly-ra-sao-hinh-anh1

bị chuột rút ở bắp chân có xu hướng kéo dài lâu hơn các cơ khác

Bé bị chuột rút, nguyên nhân do đâu?

Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chuột rút. Các bé thường bị chuột rút nếu chơi hoặc vận động dưới thời tiết nắng nóng mà không uống đủ lượng nước cần thiết. Một số nguyên nhân thường gặp khác bao gồm:

  • Sử dụng cơ quá mức.
  • Mất nước.
  • Hoạt động thể chất dưới thời tiết nắng nóng.
  • Một số loại thuốc.
  • Giữ nguyên một tư thế quá lâu.

Ngoài ra, một bệnh lý nào đó cũng có thể khiến bé bị chuột rút. Các tình trạng này bao gồm:

  • Không đủ máu lưu thông đến các cơ.
  • Các dây thần kinh bị chèn ép.
  • Thiếu hụt một số khoáng chất trong cơ thể.

Bé bị chuột rút, điều trị thế nào?

Đa số các trường hợp chuột rút (vọp bẻ) ở trẻ em không cần cấp cứu. Với những biện pháp kéo dãn cơ và mát xa đơn giản, mẹ sẽ có thể giúp bé thoát khỏi tình trạng đau đớn này. Nếu bé bị chuột rút ở vùng bắp chân, mẹ hãy cho bé duỗi thẳng chân và nhấc chân bé cao lên, sau đó gập cổ chân bé lại sao cho ngón chân của bé hướng về phía xương cẳng chân. Một cách khác là cho bé đi lại trong nhà bằng gót chân trong vài phút.

Mẹ cũng có thể thay đổi luân phiên giữa chườm lạnh và túi chườm nóng trên vùng cơ bị chuột rút của bé. Những phương pháp điều trị này thông thường sẽ làm dịu đi tình trạng đau đớn do chuột rút sau một vài phút đến 1 giờ. Để tránh bé bị mất nước, mẹ hãy cho bé uống nhiều nước nhé!

Một phương pháp hay điều trị các cơn vọp bẻ, chuột rút là cho bé nghỉ ngơi và bù nước. Các bệnh lý liên quan đến nhiệt thường có triệu chứng chung là vọp bẻ, kèm theo đó là cảm giác yếu, buồn nôn và nôn. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào trong những triệu chứng vừa nêu, mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi, lau mát và uống nhiều nước.

Bé bị chuột rút – Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Thông thường bé bị chuột rút không cần đi bác sĩ khám đâu vì đây là tình trạng khá phổ biến ở tất cả mọi người mà. Nhưng mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi:

  • Nếu cơn vọp bẻ không tự hết sau vài phút.
  • Nếu cơn vọp bẻ tái đi tái lại mà không có 1 nguyên nhân cụ thể nào như là vận động quá mức hoặc bị chấn thương.

Phòng ngừa bé bị chuột rút bằng cách nào?

Mẹ có thể giúp bé tránh bị chuột rút bằng cách cho bé uống nhiều nước trong và sau khi bé chơi và vận động, đồng thời nhắc nhở bé không nên vận động quá mức khi trời đang nắng nóng, và bénên uống nước mỗi 15 phút khi bé đang vận động.

Tập kéo dãn cơ cũng là cách hay để phòng ngừa tình trạng bị chuột rút đấy. Mẹ có thể động viên bé tập kéo dãn cơ vùng bắp chân trước khi đi ngủ. Cho bé ngồi trên sàn nhà và kéo dãn chân. Sau đó cho bé duỗi chân, cổ chân gập vuông góc và nhẹ nhàng cố gắng chạm vào các ngón chân.

 

be-bi-chuot-rut-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-xu-ly-ra-sao-hinh-anh2
Tập kéo dãn cơ cũng là cách hay để giúp bé phòng ngừa vọp bẻ

Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé uống thật nhiều nước trong suốt cả ngày và khi vận động, nên cho bé uống nước mỗi 15 phút một lần mẹ nhé!




  1. Muscle cramps. Đọc thêm tại: <http://www.aboutkidshealth.ca/En/HealthAZ/ConditionsandDiseases/Symptoms/Pages/Muscle-Cramps.aspx>. [Ngày 23 tháng 7 năm 2015]
  2. Leg cramps. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/conditions/legcrampsunknowncause/pages/introduction.aspx>. [Ngày 4 tháng 9 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com