Sức khỏe

Bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh xuất hiện khi các tín hiệu điện của những tế bào thần kinh trong não bị gián đoạn. Mẹ gặp khó khăn lúc sinh bé, bé bị chấn thương đầu nghiêm trọng, yếu tố di truyền, tất cả đều có thể là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh.

Bệnh động kinh là gì?

Não bộ chúng ta được hình thành từ hàng triệu tế bào thần kinh, chúng sử dụng các tín hiệu điện để điều khiển các chức năng, giác quan và tư duy của cơ thể. Nếu các tín hiệu này bị gián đoạn thì có thể dẫn đến các cơn co giật động kinh.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp co giật đều là bệnh động kinh đâu nhé. Đôi khi, động kinh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như sốt co giật (xảy ra do nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột khi bé bị sốt do nhiễm trùng) hoặc bất tỉnh (do hạ huyết áp). Những bệnh lý này không phải động kinh vì không có nguyên nhân từ sự gián đoạn hoạt động của não.

Nguyên nhân bệnh động kinh

Trong một số trường hợp, bé bị bệnh động kinh có thể là do bé gặp phải một số vấn đề nào đó gây tổn thương não như: mẹ gặp khó khăn lúc sinh bé (như đẻ ngạt), bé bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến não (như viêm màng não, viêm não), bé có khối u ở não, bé bị chấn thương đầu nghiêm trọng.

Benh dong kinh o tre em hinh anh

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh động kinh

Động kinh cũng có thể là do di truyền. Bé có thể kế thừa gen này từ cha mẹ hoặc có thể là do cơ thể bé có sự thay đổi gen ngay khi bé còn trong bụng mẹ.

Làm gì khi bé bị lên cơn co giật do động kinh?

Khi bé bị co giật do động kinh, vì lo lắng bé có thể cắn vào lưỡi nên người lớn thường có ý định cho một thứ gì đó vào miệng bé để ngăn tình trạng này. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không cần thiết và mẹ hãy yên tâm rằng bé cũng không thể nuốt được lưỡi của mình đâu.

Giữ đầu bé nghiêng sang phải để nếu nôn thì chất nôn dễ chảy ra khỏi miệng tránh bị sặc, đồng thời hãy nới lỏng quần áo cho bé. Giữ bé ở một tư thế thoải mái, không giữ tay chân bé khi đang co giật.

Mẹ cần lưu ý KHÔNG được vắt nước chanh nhỏ vào miệng khi bé đang bị co giật nhé, vì điều này không những không cắt được cơn động kinh mà nước chanh còn có thể chảy ngược vào khí quản gây khó thở cho bé nữa đấy.
Khi bé hết cơn co giật, mẹ cần theo dõi bé sát sao và liên tục vì có thể lúc này bé chưa tỉnh hẳn và có những hành vi gây nguy hiểm.

Để sớm nhận biết bệnh động kinh ở trẻ em, mẹ xem thêm bài Triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Epilepsy in childhood. Đọc thêm tại: <http://www.epilepsysociety.org.uk/epilepsy-childhood#.VU8P247tmkq> [Ngày 8 tháng 5 năm 2015]
  2. Epilepsy. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/symptoms-causes/dxc-20117207> [Ngày 8 tháng 5 năm 2015]
  3. Epilepsy. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/medical/brain/epilepsy.html#> [Ngày 8 tháng 5 năm 2015]
  4. Một số khái quát về bệnh động kinh. Đọc thêm tại: <http://www.bvtt-tphcm.org.vn/n-vn-1256-0/dong-kinh/benh-dong-kinh.html>. [Ngày 22 tháng 05 năm 2015].
  5. Side effects of Epilepsy drugs. Đọc thêm tại: <http://www.medicinenet.com/epilepsy_treatment/page2.htm>. [Ngày 22 tháng 05 năm 2015].
  6. Can seizures be prevented. Đọc thêm tại: http://www.webmd.com/epilepsy/guide/can-seizures-be-prevented. [Ngày 22 tháng 05 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com