Sức khỏe

Bệnh quai bị ở trẻ em được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Qua cách thăm khám bình thường, bệnh quai bị ở trẻ em được các bác sĩ phát hiện ra một cách dễ dàng mà không cần làm thêm các xét nghiệm phức tạp.

Chẩn đoán bệnh quai bị ở trẻ em

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ chỉ cần thông qua thăm khám khối sưng ở tuyến mang tai là có thể chẩn đoán bệnh quai bị mà không cần làm thêm các xét nghiệm khác.

Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em

Không có liệu pháp điều trị nào đặc hiệu cho bệnh quai bị ở trẻ em, nhưng bạn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh quai bị bằng một số phương pháp sau:

  • Chườm đá hoặc sử dụng khăn ấm đắp vào vùng cổ
  • Theo dõi sát nhiệt độ của bé. Sử dụng thuốc Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen để hạ sốt, giảm đau (mẹ xem thêm tại đây). (Không dùng Aspirin cho trẻ em bị bệnh do virus vì Aspirin có nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye ở bé và có thể dẫn đến suy gan và tử vong).
  • Uống nhiều nước
  • Ăn thức ăn mềm
  • Súc miệng bằng nước muối ấm.

Benh quai bi o tre em duoc chan doan va dieu tri nhu the nao hinh anh

Súc miệng bằng nước muối ấm giúp trẻ giảm các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

Phòng ngừa bệnh quai bị

  • Cho trẻ sơ sinh và trẻ em: Vaccine MMR là loại vaccine kết hợp bảo vệ trẻ chống lại ba loại bệnh gây ra do virus: sởi, quai bị và rubella. Vaccine MMR được các chuyên gia y học cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ, là vaccine an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam, vaccine này chia thành hai liều được đề nghị tiêm phòng cho trẻ em:
– Liều đầu tiên khi trẻ 12-15 tháng tuổi
– Liều thứ hai trước khi trẻ đi học, lúc 4-6 tuổi

Bé cũng có thể được tiêm vaccine MMRV, đây là một loại vaccine kết hợp bảo vệ chống lại 4 bệnh: sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.
Nếu băn khoăn không biết chọn loại nào, các bác sĩ có thể giúp bạn trong việc quyết định sử dụng loại vaccine nào thích hợp cho bé để phòng ngừa bệnh quai bệnh ở trẻ em.

  • Cho người lớn: Bất cứ ai sinh ra trong hoặc sau năm 1957 chưa bị bệnh quai bị hoặc chưa được tiêm phòng thì cần phải tiêm ít nhất một liều vaccine MMR. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn (sinh viên, những người làm việc trong bệnh viện, những người hay du lịch nước ngoài) nên tiêm đủ 2 liều vaccine MMR.

Mẹ nào đang dự định mang thai nên bảo đảm rằng mình đã có khả năng chống chọi được virus quai bị. Hiện nay hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã được tiêm phòng vaccine MMR khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu phải tiêm vaccine MMR ngừa quai bị, mẹ nên tránh mang thai trong vòng 1 tháng (28 ngày) sau tiêm. Nếu mẹ đã mang thai và chưa được bảo vệ chống lại bệnh quai bị, mẹ nên chờ đến sau khi sinh mới tiêm vaccine MMR để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Xem thêm:
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Mumps. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001557.htm>. [Ngày 13 tháng 06 năm 2015].
  2. Mumps. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/mumps/downloads/dis-mumps-color-office.pdf>. [Ngày 13 tháng 06 năm 2015].
  3. Mumps. Đọc thêm tại: <http://www.vaccines.gov/diseases/mumps/>. [Ngày 13 tháng 06 năm 2015].
  4. Mumps. Đọc thêm tại: <http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Mumps>. [Ngày 13 tháng 06 năm 2015].
  5. Mumps. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/infections/bacterial_viral/mumps.html#>. [Ngày 13 tháng 06 năm 2015].
  6. Mumps in children. Đọc thêm tại: <http://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/m/mumps/symptoms-and-causes>. [Ngày 13 tháng 06 năm 2015].
  7. Vắc xin MMRII. Đọc thêm tại: <http://www.yteduphongdanang.vn/san-pham/1/30/m-m-r-ii/trung-tam-y-te-du-phong.html>. [Ngày 13 tháng 06 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com