Mẹ không hoàn hảo

Ung thư cổ tử cung – Nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư xảy ra ở cổ tử cung. Bất kể phụ nữ nào có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, nhưng phổ biến nhất ở phụ nữ sau 30 tuổi. Bệnh khá nguy hiểm chúng ta có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng ngừa HPV và xét nghiệm định kỳ thường xuyên.

4 Dấu hiệu ung thư cổ tử cung không thể bỏ qua

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung luôn luôn gồm xuất huyết âm đạo và đau vùng chậu. Một số dấu hiệu dưới đây có thể cho thấy bạn bị ung thư cổ tử cung:

Tuy nhiên các dấu hiệu trên cũng có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác vì vậy để chẩn đoán chính xác hơn bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay khi các triệu chứng trên xuất hiện.

Nguyên nhân nào gây ra ung thư cổ tử cung?

Siêu vi HPV là nguyên nhân phổ biến gây ra ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ bị nhiễm HPV đều sẽ phát triển thành bệnh ung thư cổ tử cung.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh khác như:

Chẩn đoán và xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) nên bắt đầu ngay sau khi phụ nữ có quan hệ tình dục. Cứ 1-3 năm nên kiểm tra một lần tùy thuộc vào độ tuổi và số lượng thực hiện các xét nghiệm Pap smear thông thường. Ở quá trình này, các tế bào từ bề mặt của cổ tử cung được cào nhẹ (phết) trong quá trình kiểm tra âm đạo. Đây là một thử nghiệm nhanh chóng, đơn giản và không đau.

Nếu xét nghiệm Pap smear cho thấy dấu hiệu bất thường, phương pháp chẩn đoán được gọi là soi cổ tử cung (tức là kiểm tra cổ tử cung bằng kính hiển vi) sẽ được thực hiện. Một số hóa chất có thể được thoa lên cổ tử cung để giúp phát hiện ra những vùng bất thường. Những vùng bất thường sau đó sẽ được sinh thiết và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Sự khác nhau giữa cổ tử cung người bình thường và người ung thư cổ tử cung

Nếu bệnh ung thư cổ tử cung được xác nhận sau khi sinh thiết, các xét nghiệm khác sẽ được sắp xếp. Bao gồm các xét nghiệm phóng xạ như chụp X-quang và chụp CT hoặc MRI vùng bụng và xương chậu để loại trừ khả năng lây lan gần hoặc xa của ung thư. Kiểm tra xương chậu dưới sự gây mê toàn thân thường được thực hiện để xác định mức độ của bệnh ung thư.

Điều trị ung thư cổ tử cung thế nào?

Ung thư cổ tử cung được điều trị bằng phương pháp giải phẫu, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên cơ hội phục hồi sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:

Có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Một số gợi ý sau sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung: