Chăm sóc bà bầu

Thận trọng với các căn bệnh phụ khoa khi mang thai

Không ít bệnh phụ khoa khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng vì sợ tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến thai nhi. Mekhonghoanhao xin “hô tên” các căn bệnh phụ khoa phổ biến và cách xử lý an toàn khi “mang ba lô ngược”, các mẹ xem ngay nhé!

Bệnh phụ khoa khi mang thai là một cách nói chung về các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng) trong thời kỳ mang thai.

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu thêm về những bệnh phụ khoa thường gặp ở tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung cũng như các thủ pháp như soi cổ tử cung,…có ảnh hưởng gì đến việc mang thai

1. Bệnh phụ khoa khi mang thai: U xơ tử cung

Dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung khi mang thai là gì?

U xơ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa có thể gặp khi mẹ đang mang thai. Thông thường u xơ tử cung sẽ không ngăn cản mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Đôi khi, một vài mẹ bị u xơ tử cung khi mang thai sẽ cảm thấy tức hoặc đau bụng. Nếu gặp tình trạng như thế, mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám kịp thời (mặc dù tình trạng này đa phần là không có gì đáng lo ngại) và nằm nghỉ 4 – 5 ngày kết hợp với dùng thuốc giảm đau theo lời khuyên của bác sĩ.

Bi benh phu khoa khi mang thai hinh anh 1

U xơ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa khi mang thai khá phổ biến

U xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm cho bé?

Thi thoảng, u xơ tử cung có thể làm tăng nhẹ nguy cơ xảy ra các biến chứng như bong nhau thai, sinh non, sinh ngược.

Điều đáng mừng là chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách đi thăm khám bác sĩ thường xuyên. Nếu bác sĩ nghi ngờ các u xơ tử cung có thể gây trở ngại cho quá trình sinh thường của mẹ, họ sẽ đề xuất sinh mổ.

Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp thì tử cung sẽ mở rộng trong quá trình mẹ sinh và vì thế, các u xơ không cản trở lối ra của em bé là mấy.

Nếu mẹ đã từng phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung, liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Hầu hết các ca phẫu thuật loại bỏ khối u xơ tử cung nhỏ (đặc biệt nếu được mổ nội soi) đều không ảnh hưởng đến việc mang thai của mẹ.

Tuy nhiên, đối với các khối u xơ lớn, việc phẫu thuật loại bỏ này có thể làm tử cung bị yếu đi và dễ bị sảy thai. Trường hợp này, đa phần các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ sinh mổ.

Ngoài ra, mẹ nên chú ý các dấu hiệu cơ thể và lên kế hoạch trước làm thế nào để có thể đến bệnh viện nhanh chóng nhất trong trường hợp mẹ chuyển dạ sớm hơn lịch mổ nhé.

2. Bệnh phụ khoa khi mang thai: Lạc nội mạc tử cung

Dấu hiệu nhận biết lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa không hiếm gặp, căn bệnh này không chỉ khiến chị em phụ nữ rất khó thụ thai mà còn phải chịu đựng những cơn đau đớn.

Tuy nhiên, một khi đã mang thai, rất có khả năng những cơn đau này sẽ thuyên giảm đi ít nhiều. Điều này được cho là do sự thay đổi của nội tiết tố. Khi sự rụng trứng bị gián đoạn, các nội mạc tử cung đi lạc trở nên nhỏ hơn và ít nhạy cảm hơn.

Do đó, phần lớn phụ nữ không bị các triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung hoành hành trong suốt thai kỳ (nhưng chúng sẽ quay trở lại sau khi mẹ sinh và cho con bú được một thời gian), tuy nhiên, một số ít mẹ bầu lại trở nên đau đớn hơn do thai nhi phát triển, đạp vào những khu vực nhạy cảm trong tử cung.

Căn bệnh này có gây nguy hiểm cho bé?

Lạc nội mạc tử cung được cho là không gây nguy hiểm cho thai kỳ và quá trình sinh nở của thai phụ (nếu mẹ đã từng mổ tử cung, các bác sĩ có thể sẽ gợi ý cho mẹ sinh mổ).

3. Phải làm gì để sớm nhận biết bệnh phụ khoa khi mang thai?

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên soi cổ tử cung sau khi xét nghiệm Pap định kỳ cho thấy kết quả bất thường.

Khi các tế bào bất thường được tìm thấy, bác sĩ sẽ cho tiến hành sinh thiết cổ tử cung (một mẫu mô tại khu vực bất thường trong cổ tử cung sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm thử nghiệm), phẫu thuật lạnh (các tế bào bất thường được đông lạnh) hoặc thủ thuật cắt bỏ bằng dao điện LEEP (dùng dòng điện có điệp áp thấp, không gây đau để cắt bỏ các mô tế bào bất thường của cổ tử cung).

Thủ pháp soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung có ảnh hưởng đến việc mang thai?

Hầu hết phụ nữ từng thực hiện các thủ thuật trên đều có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bao nhiêu mô đã bị loại bỏ trong quá trình thực hiện, cũng có một số ít trường hợp tăng nguy cơ gặp biến chứng trong thai kỳ (như cổ tử cung suy yếu hoặc sinh non).

Do đó, khi đi khám thai, mẹ nên thông báo trước cho bác sĩ biết cổ tử cung của mình đã từng được thực hiện những thủ thuật gì để được theo dõi chặt chẽ hơn.

Bi benh phu khoa khi mang thai hinh anh 2

Nói cho bác sĩ biết những thủ thuật đã từng thực hiện ở cổ tử cung của mẹ

Trường hợp các tế bào bất thường ở cổ tử cung được phát hiện sau khi mẹ đã mang thai, bác sĩ có thể đề xuất soi cổ tử cung, nhưng sinh thiết hoặc những thủ thuật can thiệp xa hơn thường sẽ bị hoãn lại cho đến sau sinh.




Heidi Murkoff & Sharon Mazel, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman, New York

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com