Chăm sóc bà bầu

Bị quai bị khi mang thai

Bị quai bị khi mang thai có thể tăng nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu hoặc khiến mẹ sinh non, do đó, mẹ nên cẩn trọng hơn với căn bệnh này nhé!

Quai bị là tình trạng bệnh do nhiễm myxovirus ở các tuyến mang tai vùng cổ (tuyến sản xuất nước bọt). Vi rút này lây lan do người bị nhiễm vi rút ho hay hắt hơi hoặc tiếp xúc với các đồ vật hay bộ phận bị nhiễm vi rút (như khăn lau, ly nước hay tay của người bệnh). Sau khi bị lây nhiễm, 1 – 2 ngày sau mới xuất hiện các triệu chứng, cho tới khoảng 9 ngày sau thì dấu hiệu sưng bắt đầu xuất hiện. Bệnh thường lây nhiễm ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi, nhưng đôi khi cũng có thể lây nhiễm ở những người trưởng thành chưa miễn nhiễm với bệnh. Nếu đã nhiễm vi rút này một lần thì có thể miễn nhiễm bệnh quai bị suốt cả đời.

Thời kỳ ủ bệnh quai bị (thời gian từ khi nhiễm vi rút tới khi bộc phát thành bệnh) là từ 12 – 28 ngày, trung bình là 18 ngày.

Mẹ đang lo lắng sợ mình sẽ bị quai bị khi mang thai? Theo các chuyên gia y tế, không dễ gì mắc bệnh quai bị trong thời kỳ mẹ đang mang thai đâu, và thực tế chuyện này hầu như không thể xảy ra nên mẹ đừng lo lắng quá nhé. Vì nhiều mẹ đã từng được tiêm phòng vắc xin lúc còn nhỏ (hay từng mắc bệnh, dù tỉ lệ này rất ít) làm cho mẹ không thể nào mắc bệnh quai bị ngay lúc này. Nếu mẹ không chắc rằng mẹ đã miễn nhiễm với bệnh hay từng mắc bệnh trong quá khứ hay chưa thì hãy hỏi cha mẹ của mình hay bác sĩ nhi của mẹ khi xưa cho chắc chắn nhé.

bi quai bi khi mang thai hinh anh

Bị quai bị khi mang thai

Nếu thực sự mẹ không miễn nhiễm thì mẹ cũng không thể tiêm ngừa trong lúc này vì vắc xin có thể gây hại cho thai nhi. Ngay cả khi dù mẹ không miễn nhiễm với bệnh thì rủi ro mẹ mắc bệnh cũng rất thấp đấy mẹ ạ. Đây không phải là căn bệnh có tính truyền nhiễm cao thông qua tiếp xúc thông thường. Bị quai bị khi mang thai cũng không gây các vấn đề dị tật bẩm sinh đâu. Tuy nhiên, dường như căn bệnh này có thể gây kích thích các cơn co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai trong ba tháng đầu mang thai hay làm mẹ sinh non, do đó mẹ nên cảnh giác dấu hiệu của bệnh quai bị (như đau nhức không rõ ràng, sốt và mất cảm giác ngon miệng trước khi các tuyến nước bọt trở nên sưng tấy, sau đó bị đau tai và đau khi nhai hay uống hay ăn các loại thực phẩm có tính chua, axít). Thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu mẹ xuất hiện các triệu chứng này vì việc điều trị kịp thời có thể làm giảm các nguy cơ và các rắc rối về sau. Bệnh rất hiếm xảy ra ở những trẻ dưới 12 tháng tuổi vì các bé có khả năng miễn dịch tạm thời từ mẹ truyền sang. Mẹ cũng có thể cân nhắc dùng vắc xin MMR (vắc xin ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella) trước khi quyết định mang thai lần nữa. Chủng ngừa này không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai, do đó, tốt hơn mẹ nên trì hoãn việc mang thai tối thiểu 2 tháng sau khi tiêm. Việc điều trị bệnh quai bị bao gồm nghỉ ngơi, ăn các loại thức ăn “mềm” như thức ăn nghiền, súp và uống nhiều nước.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Mumps during pregnancy – signs, effects, tests. Tham khảo tại: <http://www.birth.com.au/mumps-during-pregnancy/mumps-during-pregnancy-signs-effects-tests?view=full#.VPA8jmGfkeE>. [Ngày 25 tháng 02 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com