Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

Bí quyết giữ em bé giúp mẹ bỉm sữa bớt xì-trét

Giữ em bé 0-3 tháng tuổi thật là bận rộn khiến mẹ phải hì hục làm việc cả ngày nhưng vẫn chưa xong. Từ khi có con, mẹ thường có cảm giác cần làm nhiều việc hơn nữa nhưng lại có quá ít thời gian để sắp xếp mọi việc.

Nghĩ về công việc mỗi ngày đôi khi khiến mẹ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi đặc biệt khi bé biết quấn lấy mẹ. Hãy cùng mekhonghoanhao giải quyết những rắc rối phổ biến trong việc giữ em bé ở giai đoạn này mẹ nhé!

Vừa làm việc vừa giữ em bé

Nếu mẹ phải giữ em bé trong khi phải làm việc ở ngoài, mẹ có thể đặt bé vào xe nôi, nôi xách tay, ghế ngồi xe hơi hoặc ghế ngồi chơi. Đặt bé ở nơi mà bé có thể nghe và nhìn thấy mẹ nhưng hãy chắc chắn rằng bé được thắt đai an toàn. Luôn để mắt đến bé, trò chuyện với bé trong khi mẹ làm việc. Đừng quên giữ ấm cho bé, bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời, côn trùng, chim chóc hay mạng nhện nhé.

giu-em-be-0-3-thang-tuoi-that-la-ban-ron-hinh-anh1

Không ít bà mẹ hiện nay vừa phải làm việc vừa giữ em bé

Nếu bé không chịu nằm trong nôi, mẹ có thể địu bé trước ngực. Dùng dịu thì bé có thể ở sát bên mẹ, nghe và hít hà mùi hương quen thuộc từ mẹ và cũng thuận tiện cho mẹ khi không phải ngồi yên 1 chỗ với bé. Hãy kiểm tra xem bé có quá nặng so với địu không, và hãy cẩn thận khi chăm sóc bé 3 tháng tuổi bằng cách địu trên lưng vì nó có thể khiến mẹ bị đau lưng đấy.

giu-em-be-0-3-thang-tuoi-that-la-ban-ron-hinh-anh2

Mẹ có thể địu bé trên lưng nếu bé không chịu nằm trong nôi khi mẹ làm việc

Giữ em bé luôn sạch sẽ bằng việc thay tã mỗi giờ

Thay tã cho bé là công việc mẹ phải làm hàng ngàn lần trong những tháng đầu. Nếu mẹ khiến hoạt động này trở nên vui vẻ cho cả 2 mẹ con, chắc hẳn em bé sẽ vui thích nhiều hơn bởi bé sẽ cảm thấy thoải mái và khô ráo sau khi được mẹ thay tã. Hãy làm theo những gợi ý sau để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn mẹ nhé:

  • Nói chuyện khi thay tã cho bé sẽ là cách tốt để mẹ giữ em bé nằm yên và dễ dàng tay tã bởi bé sẽ rất thích thú và nhìn chăm chăm vào miệng mẹ. Mặc dù bé sẽ không hiểu những gì mẹ nói nhưng cách này sẽ giúp bé học nghe và học nói rất tốt.
  • Nhiều em bé thích cảm giác được cởi tã ra và nằm “tồng ngồng” trong một căn phòng ấm áp. Hãy để bé nằm trên một cái khăn lót dưới sàn một chút trước khi lại mặc vào một cái tã mới.
  • Nhiều bé lại rất ghét cảm giác khi phải thay tã. Hãy thử cù lét nhẹ bàn chân bé để đánh lạc hướng, bé sẽ quên cảm giác khó chịu này mau thôi.

giu-em-be-0-3-thang-tuoi-that-la-ban-ron-hinh-anh3

Nhiều bé chỉ thích nằm “tồng ngồng” và chẳng muốn mặc tã đâu mẹ

Ai ở trong gương thế kia?

Bé ở giai đoạn này dường như bị mê hoặc bởi những khuôn mặt – đặc biệt là khuôn mặt của chính mình. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có một phần đặc biệt trong não bộ của bé có chức năng nhận diện khuôn mặt.

Lúc đầu, bé chỉ chú ý nửa dưới khuôn mặt, đặc biệt là miệng. Sau đó, bé biết cách phân biệt những khuôn mặt khác nhau dựa trên những đặc điểm của mỗi cá nhân. Nhưng phải mất 1 năm bé mới nhận biết được khuôn mặt của mình. Học cách “đọc” nét mặt là một kĩ năng quan trọng mà bé cần phải có và cho bé chơi đùa với gương là một ý tưởng tuyệt vời. Thường bé chỉ nhìn thấy những người khác, với gương bé có thể “nghiên cứu” “nghiền ngẫm” chính mình nữa. Mẹ có thể cho bé vui chơi với gương bằng cách:

giu-em-be-0-3-thang-tuoi-that-la-ban-ron-hinh-anh4

Mẹ ơi có đứa nào trong đây nhìn giống con quá nè^^

  • Bế bé đứng trước gương và nói “Con nhìn xem, kia là con kìa!”, sau đó xoay bé qua hướng khác rồi hỏi “Ôi, cậu bé ấy/cô bé ấy đâu rồi nhỉ?”
  • Để bé quay về phía sau qua vai mẹ, bé có thể nhìn thấy khuôn mặt mình gần hơn. Hầu hết các bé đều sẽ bị cuốn hút bởi khuôn mặt nhỏ xíu của mình trong gương.
  • Thử treo 1 cái gương không vỡ ở một bên thành cũi/ nôi em bé. Như vậy, mẹ có thể giữ em bé trong nôi mà không sợ bé quấy khóc vì bé sẽ rất thích thú khi chơi với gương và có thể quay sang nhìn khuôn mặt của mình bất cứ lúc nào bé thích.

Xem thêm:

>>> Hướng dẫn cách tắm cho bé 0-3 tháng tuổi



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Young, C., 2007, Entertaining and educating babies and todders, Usborne Publisher, England (p.24+25)
  2. How to Babysit an Infant. Tham khảo tại: <http://www.wikihow.com/Babysit-an-Infant>. [Ngày  29 tháng 7 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com