Sức khỏe

Bị rối loạn ăn uống, trẻ mắc phải do nguyên nhân nào?

Thắc mắc “trẻ bị rối loạn ăn uống, nguyên nhân do đâu?” hiện nay vẫn chưa có lời giải thích chính xác. Tuy nhiên, cũng giống như các bệnh tâm thần khác thì tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng bài viết điểm qua những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rối loạn này nhé!

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ăn uổng ở trẻ vị thành niên:

  • Gen: Một số trẻ có thể mang loại gen làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn ăn uống. Những trẻ có anh chị em ruột hay bố mẹ ruột mắc rối loạn ăn uống có nhiều khả năng phát triển rối loạn này.
  • Tình trạng sức khỏe tâm lý và cảm xúc: Trẻ vị thành niên bị rối loạn ăn uống có thể có lòng tự trọng thấp, cầu toàn, hành vi bốc đồng và các mối quan hệ rắc rối.
  • Xã hội: Thành công và giá trị thường được đánh đồng với việc có vóc dáng thanh mảnh theo quan niệm văn hóa chung. Những áp lực từ bạn bè cùng lứa và những gì được mô tả trên các phương tiện truyền thông có thể khiến trẻ nhen nhóm ước muốn có một thân hình mảnh mai.

Bị rối loạn ăn uống, trẻ mắc phải do nguyên nhân nào

Yếu tố xã hội có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn ăn uống

Cha mẹ nên để ý hơn tới một số các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên như:

  • Là nữ: Các bé gái vị thành niên và phụ nữ trẻ có khả năng mắc chứng chán ăn hoặc cuồng ăn nhiều hơn nam giới, dù nam giới cũng có thể mắc các rối loạn này.
  • Độ tuổi: Mặc dù các rối loạn ăn uống có thể xảy ra ở rất nhiều độ tuổi – trẻ nhỏ, vị thành niên, tuổi trưởng thành – nhưng chúng vẫn phổ biến ở vị thành niên và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi.
  • Lịch sử gia đình: Rối loạn ăn uống có nhiều khả năng xảy ra ở những trẻ có cha mẹ hay anh chị em ruột cũng mắc chứng này.
  • Các rối loạn sức khỏe tâm thần: Những trẻ vị thành niên bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiều khả năng mắc rối loạn ăn uống.
  • Chế độ ăn: Với những trẻ đang giảm cân thì thường được củng cố bởi những lời khen từ người khác và bởi sự thay đổi vẻ bề ngoài của trẻ. Điều này có thể khiến một số trẻ áp dụng chế độ ăn kiêng quá mức, dẫn đến rối loạn ăn uống.
  • Căng thẳng: Mọi dạng thay đổi (chuyển trường, chuyển nhà, đổi việc…) đều mang lại sự căng thẳng và có thể làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn ăn uống ở trẻ.
  • Thể thao, công việc và các hoạt động nghệ thuật: Các vận động viên, diễn viên, vũ công và giới người mẫu có thể có nguy cơ mắc rối loạn ăn uống cao. Các huấn luyện viên và phụ huynh có thể vô tình làm góp phần vào phát triển rối loạn ăn uống của trẻ bởi việc khuyến khích các vận động viên trẻ giảm cân.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Eating Disorders. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eating-disorders/basics/definition/con-20033575>. [Ngày 13 tháng 9 năm 2015].
  2. Eating Disorders. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/emotions/feelings/eating_disorders.html>. [Ngày 13 tháng 9 năm 2015].
  3. Eating Disorders – Adolescents. Đọc thêm tại: <http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Eating_disorders_adolescents>. [Ngày 13 tháng 9 năm 2015].
  4. The Rise of Eating Issues and Disorders. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/positive/_issues2012/2012_eatingdisorders.html?tracking=P_RelatedArticle>. [Ngày 13 tháng 9 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com