Chăm sóc bà bầu

“Nhân tố cứu cánh” giúp mẹ tiểu đường có một thai kỳ suôn sẻ

Bạn đang thắc mắc: “Bị tiểu đường có mang thai được không?”. Câu trả lời là có đấy, nhưng không giống với mọi người, có lẽ bạn cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ hơn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ lẫn bé. Hy vọng bài viết này sẽ bổ ích và giúp bạn thôi lo lắng “Bị tiểu đường có mang thai được không?”

Bị tiểu đường có mang thai được không? 

Ngày nay, nhiều phụ nữ lo lắng “Bị tiểu đường có mang thai được không?” vì sợ những biến chứng có thể xảy ra với mẹ và bé.

Nhưng mẹ yên tâm, dù mẹ bị tiểu đường loại 1 (khởi phát tuổi vị thành niên – cơ thể không sản xuất insulin) hay loại 2 (khởi phát khi trưởng thành – cơ thể không đáp ứng với insulin), hay mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai, nếu mẹ chăm sóc tốt bản thân và tầm soát chặt chẽ trước và khi mang thai thì mẹ vẫn có thể có một thai kỳ khoẻ mạnh. bị tiểu đường có mang thai được không

Sự thật về câu hỏi - Bị tiểu đường có mang thai được không?

Dừng lo lắng nếu mẹ vẫn đang thắc mắc bị tiểu đường có mang thai được không 

Những “nhân tố cứu cánh” giúp mẹ tiểu đường có một thai kỳ suôn sẻ bị tiểu đường có mang thai được không

1. Có bác sĩ giỏi bị tiểu đường có mang thai được không

Bị tiểu đường có mang thai được không ư? Nếu có một bác sĩ giỏi thì điều này không còn là nỗi lo mẹ nhé. Lời khuyên cho mẹ là hãy tìm bác sĩ có kinh nghiệm trong việc chăm sóc mẹ bệnh tiểu đường, cũng đừng quên đi khám định kỳ và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ mẹ nhé.

Mẹ nào đã bị tiểu đường từ trước khi mang thai sẽ phải đi khám thai nhiều hơn các mẹ khác, đồng thời phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhiều và sát sao hơn. Trong khi đi khám, mẹ nhớ mang bảng theo dõi định kỳ để bác sĩ nhìn thấy được sự thay đổi về các chỉ số của mẹ trong suốt thai kỳ (cân nặng, áp huyết, đường huyết,…).

2. Có bộ kit đo đường huyết tại nhà, bị tiểu đường có mang thai được không

Để không còn lo lắng “Bị tiểu đường có mang thai được không?”, mẹ nên trang bị cho mình 1 bộ kit nhỏ nhé. Bộ kit này sẽ giúp mẹ rất nhiều trong quá trình kiểm soát đường huyết và điều chỉnh thực đơn trong suốt thai kỳ đó.

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên hỏi bác sĩ để có số lần đo rõ rang tùy theo tình trạng của mình. Lượng đường huyết có thể được đo ít nhất 4 lần/ngày và mẹ có thể tham khảo như trong bảng sau.

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn cho mẹ tiểu đường thai kỳ: bị tiểu đường có mang thai được không

Trước khi ăn sáng (hoặc sau ít nhất 8h không nạp thức ăn) < 95 mg/dl
1h sau khi ăn sáng < 140 mg/dl
1h sau khi ăn trưa < 140 mg/dl
1h sau khi ăn tối < 140 mg/dl

3. Mẹ cần có chế độ ăn uống tốt nếu bị tiểu đường thai kỳbị tiểu đường có mang thai được không

Thay vì cứ mãi lo lắng rằng bị tiểu đường có mang thai được không thì điều cần thiết bây giờ là hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn đặc biệt dựa vào những lời khuyên của bác sĩ. Và hơn hết, mẹ bị tiểu đường khi mang thai cần chú trọng và ăn đúng theo chế độ mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên để giữ lượng đường máu ở mức ổn định.

Khẩu phần ăn dành riêng cho mẹ bị tiều đường thai kỳ có thể sẽ chứa nhiều loại đường bột phức hợp (complex carb), một lượng vừa phải protein, ít cholesterol hay chất béo, và sau cùng là ít hoặc không ăn ngọt. Việc ăn nhiều chất xơ là rất quan trọng vì nghiên cứu cho thấy chất xơ có thể giảm nhu cầu bổ sung insulin đối với mẹ mang thai bị tiểu đường.

Và khi mang thai, việc ăn ít carb mỗi ngày thường không cần phải nghiêm ngặt như trước, vì hóc môn insulin tác dụng nhanh có thể được điều chỉnh nếu mẹ lỡ ăn quá giới hạn cho phép trong một bữa.

Tuy nhiên, mức độ giới hạn lượng carb trong cơ thể của mẹ sẽ phụ thuộc vào cách cơ thể phản ứng với từng loại thức ăn. Hầu hết người bị tiểu đường thai kỳ sẽ phản ứng tốt với nguồn carb đến từ rau, ngũ cốc và từ các cây họ đậu hơn là từ trái cây.

Để duy trì lượng đường huyết ở mức bình thường, mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý tiêu thụ đủ lượng carb vào buổi sáng. Bữa ăn nhẹ kế tiếp cũng quan trọng không kém, và lý tưởng nhất là nên có đường bột phức hợp (như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt) lẫn protein (như đậu, phô mai hay thịt gà). bị tiểu đường có mang thai được không

Sự thật về câu hỏi - Bị tiểu đường có mang thai được không hình ảnh 2

Đừng mãi lo lắng bị tiểu đường có mang thai được không mà hãy xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đặc biệt, không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng vì có thể làm hạ đường huyết rất nguy hiểm. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần ăn uống theo đúng lịch trình ngay cả khi ốm nghén hay không cảm thấy thèm ăn vì chứng khó tiêu. Mẹ có thể ăn sáu bữa nhỏ một ngày, cách đều nhau và ăn thêm các bữa nhẹ khi cần thiết là chiến thuật thông minh nhất đối với mẹ bầu bị tiểu đường đấy.

4. Bị tiểu đường khi mang thai cần kiểm soát cân nặng tốt!

Số cân nặng mẹ bầu cần tăng trong suốt thai kỳ sẽ phụ thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai, đồng thời còn phụ thuộc vào việc mẹ mang thai 1 hay nhiều em bé, việc tăng cân vừa phải sẽ giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn. Tốt nhất, thay vì cứ mãi lo lắng bị tiểu đường có mang thai được không thì ngay khi lên kế hoạch có con bạn cần rèn luyện sức khỏe để có thể trạng tốt và đạt được cân nặng lý tưởng trước khi thụ thai. Nhưng nếu mẹ có dấu hiệu thừa cân khi bắt đầu mang thai thì đừng có ý định giảm cân trong 9 tháng mang thai nhé.

Cung cấp đủ lượng calories đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tốt của thai nhi. Thường thì mẹ bầu tăng cân chủ yếu trong 6 tháng cuối mang thai và bác sĩ cũng khuyên mẹ nên hấp thu nhiều calories hơn trong thời gian này.

Mẹ bị tiều đường thai kỳ không cần thiết phải ăn cho 2 người trong thời gian mang thai đâu, mà chỉ cần bổ sung calories từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển (thường chỉ cần bổ sung thêm 200 – 300 kcal/ngày so với trước).

Hãy giữ mức tăng cân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ (chậm và ổn định là tốt nhất). Bác sĩ sẽ siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi bởi bé có mẹ bị tiểu đường có thể sẽ lớn hơn nhiều so với bình thường, ngay cả khi mẹ không tăng cân quá nhiều. bị tiểu đường có mang thai được không

Sự thật về câu hỏi - Bị tiểu đường có mang thai được không hình ảnh 3

Bị tiểu đường có mang thai được không? Có đấy nhưng mẹ phải kiểm soát thật tốt cân nặng của mình nhé

Nhìn chung, mẹ bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên tăng khoảng từ 1-2kg/tuần trong 3 tháng đầu và khoảng 0.5kg/tuần trong thời gian mang thai còn lại thôi.

5. Bị tiểu đường thai kỳ đừng lơ là việc tập thể dục, bị tiểu đường có mang thai được không

Việc có chế độ tập thể dục vừa phải, nhất là khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ loại 2, sẽ giúp mẹ có nhiều năng lượng, dễ dàng điều tiết lượng đường huyết và có sức khỏe để sinh bé. Nhưng việc tập thể dục phải được lên kế hoạch kết hợp với lịch trình thuốc, chế độ ăn uống và sự tư vấn của các bác sĩ.

Nếu mẹ không bị các biến chứng do bệnh tiểu đường hoặc do mang thai và vốn khỏe mạnh sẵn, thì những bài tập thể dục vừa phải như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe tại chỗ nên có trong danh sách tập luyện của mẹ (tuy nhiên không nên chạy bộ).

Mẹ chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng (như đi bộ) nếu mẹ vốn đã không khỏe mạnh lắm từ trước khi mang thai, hay gặp bất cứ dấu hiệu rắc rối nào về bệnh tiểu đường, về mang thai hay về sự tăng trưởng của bé.

Để tập thể dục an toàn, mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên có bữa ăn nhẹ trước khi tập; không tập cho tới khi kiệt sức và không bao giờ tập thể dục khi trời nóng; nên ăn lượng trái cây tương đương với khoảng 15g carb cho các hoạt động thể dục kéo dài 30 phút.

Nếu mẹ đang bổ sung insulin thì có thể sẽ được bác sĩ khuyên tránh tiêm vào nơi phải vận động khi tập (ví dụ như chân nếu mẹ đi bộ) và tránh giảm lượng insulin cần hấp thụ trước khi tập.

6. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý là rất cần thiết nếu mẹ bị tiểu đường

Nghỉ ngơi đầy đủ là việc rất quan trọng với các mẹ bị tiểu đường thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng cuối trước khi vượt cạn. Mẹ hãy tránh làm việc quá sức và cố dành một ít thời gian để nghỉ trưa nhé.

Nếu mẹ phải làm công việc ít được nghỉ ngơi, thì bác sĩ có thể khuyên mẹ nên nghỉ thai sản sớm hơn. bị tiểu đường có mang thai được không

Sự thật về câu hỏi - Bị tiểu đường có mang thai được không hình ảnh 4

Bị tiểu đường có mang thai được không? Có đấy nhưng cần nghỉ ngơi nhiều hơn vì mẹ chẳng “khỏe” như các mẹ khác đâu

7. Điều chỉnh việc bổ sung insulin theo định kỳ, bị tiểu đường có mang thai được không

Nếu chế độ ăn và tập thể dục không giúp kiểm soát lượng đường huyết của mẹ, có thể mẹ sẽ cần bổ sung insulin. Nếu mẹ đang uống viên insulin trước khi thụ thai, mẹ có thể được chuyển sang dạng tiêm hoặc cấy bơm insulin dưới da trong thời gian mang thai.

Do nồng độ hormone chống lại tác dụng của insulin ngày càng tăng trong thai kỳ, liều tiêm insulin của mẹ có thể phải được điều chỉnh tăng theo định kỳ đấy. Liều tiêm cũng phải được tính toán lại khi mẹ và thai nhi tăng cân hoặc khi mẹ bị bệnh, căng thẳng về cảm xúc hay ăn quá nhiều đường bột.

Một số nghiên cứu cho thấy thuốc glyburide đường uống có thể dùng thay thế insulin hiệu quả khi mang thai ở những trường hợp nhẹ.

Để đảm bảo an toàn, mẹ bị tiều đường thai kỳ cần cực kỳ cẩn thận khi dùng các loại thuốc khác. Nhiều loại thuốc bán sẵn trên thị trường có thể ảnh hưởng tới nồng độ insulin của mẹ và một số có thể không an toàn để dùng khi mang thai đâu, vì vậy đừng dùng nếu không có sự cho phép của các bác sĩ mẹ bầu nhé.

8. Kiểm soát lượng đường huyết, bị tiểu đường có mang thai được không

Mẹ bầu bị tiểu đường có thể phải kiểm tra lượng đường huyết ít nhất là 4 hay thường là 10 lần/ngày (có thể trước hay sau bữa ăn) để đảm bảo rằng đường huyết của mẹ đang ở ngưỡng an toàn.

Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ loại 1, mẹ có thể kiểm tra glycosylated hemoglobin (hemoglobin A1c), vì nếu nồng độ hợp chất này ở mức cao có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường không được kiểm soát tốt.

Để duy trì lượng đường huyết ở mức bình thường, mẹ sẽ phải ăn uống điều độ, điều chỉnh chế độ ăn và tập thể dục khi cần thiết và nếu cần, mẹ sẽ phải uống thuốc.

Nếu mẹ từng phải phụ thuộc việc bổ sung insulin trước khi mang thai, mẹ có thể dễ bị hạ đường huyết hơn so với khi không mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Vì vậy phải kiểm soát cẩn thận để bổ sung insulin phù hợp, tránh làm lượng đường huyết giảm quá mức. Bên cạnh đó, đừng quên mang theo các thức ăn nhẹ khi ra khỏi nhà (hay đi bất cứ đâu). bị tiểu đường có mang thai được không

Sự thật về câu hỏi - Bị tiểu đường có mang thai được không hình ảnh 5

Bị tiểu dường có mang thai được không? Được đấy nhưng phải kiểm soát lượng đường huyết cận thận nha mẹ

9. Kiểm tra nước tiểu bị tiểu đường có mang thai được không

Khi cơ thể của mẹ sản xuất ketone – một hợp chất có tính axit được cơ thể giải phóng khi phân giải chất béo – thì điều này có liên quan mật thiết tới căn bệnh tiểu đường của mẹ, vì vậy có thể mẹ sẽ phải kiểm tra nước tiểu thường xuyên đấy.

10. Mẹ bị tiểu đường cần được theo dõi cẩn thận 

Đừng bận tâm và lo lắng nếu bác sĩ yêu cầu mẹ thực hiện nhiều xét nghiệm, đặc biệt là trong ba tháng cuối, hay thậm chí yêu cầu mẹ nhập viện trong những tuần cuối cùng của thai kỳ. Điều này không có gì bất thường cả, bác sĩ chỉ muốn đảm bảo mẹ được an toàn thôi.

Những xét nghiệm mà mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần thực hiện lúc này chủ yếu để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và bé nhằm xác định thời gian tốt nhất để sinh, cũng như có giải pháp phù hợp nếu phát hiện những thay đổi bất thường. Nhưng cũng đừng lo lắng quá nhé, thông thường các mẹ đều khỏe cả.

Mẹ sẽ có những đợt khám mắt thường xuyên để kiểm tra tình trạng võng mạc, xét nghiệm máuthu mẫu nước tiểu sau mỗi 24 giờ để đánh giá chức năng thận (những vấn đề về võng mạc và thận có xu hướng xấu đi lúc mang thai nhưng thường trở về tình trạng trước khi mang thai nếu mẹ được chăm sóc cẩn thận trong suốt thai kỳ).

Tình trạng của thai nhi và nhau thai sẽ được đánh giá trong thời gian mang thai bằng stress test (chứng nghiệm tạo ra cơn co tử cung nhân tạo nhằm đánh giá nhịp tim bé khi mẹ chuyển dạ) hoặc nonstress test (trắc nghiệm theo dõi nhịp tim bé khi bé chuyển động), trắc nghiệm sinh vật lý (biophysical profile-BPP) và siêu âm (để đánh giá đảm bảo sự phát triển của thai nhi và kiểm tra xem bé đã có thể sinh được chưa trước khi thai tăng trưởng quá lớn để sinh thường).

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì em bé sẽ có nguy cơ mắc một số vấn đề về tim cao hơn một chút so với các bé khác. Vì vậy, có thể mẹ sẽ phải siêu âm chi tiết thai nhi tại tuần thứ 16 và siêu âm đặc biệt về tim thai nhi (fetal electrocardiogram) vào tuần thứ 22 để đảm bảo mọi thứ đều ổn.

Sau tuần thứ 28, mẹ đang mang thai có thể được yêu cầu tự kiểm tra sự chuyển động của thai 3 lần/ngày.

Mẹ mang thai bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao bị tiền sản giật, vì vậy bác sĩ cần theo dõi mẹ sát sao để xem mẹ có xuất hiện các triệu chứng ban đầu của tiền sản giật hay không.

11. Lựa chọn sinh sớm – Giải pháp an toàn cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ, hoặc đã từng bị tiểu đường dạng nhẹ trước đó nhưng đã được điều trị vẫn có thể mang thai an toàn cho tới ngày sinh.

Nhưng nếu mẹ không duy trì mức đường huyết bình thường trong thời gian mang thai, hoặc nhau thai bị thoái hóa sớm, hoặc xuất hiện một rắc rối nào đó hình thành vào cuối thai kỳ, bé có thể được sinh sớm từ 1-2 tuần. bị tiểu đường có mang thai được không

Sự thật về câu hỏi - Bị tiểu đường có mang thai được không hình ảnh 6

Bị tiểu đường có mang thai được không? Có đấy nhưng phải kiểm soát tốt đường huyết nếu không mẹ có thể phải sinh sớm

Các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được đề cập ở trên có thể giúp các bác sĩ quyết định sinh mổ hay sinh thường, vừa đủ thời gian để phổi bé đủ khả năng hô hấp khi ra đời, nhưng cũng không quá trễ mà ảnh hưởng đến an toàn của bé.

Mẹ cũng đừng lo lắng nếu thai nhi được đưa vào lồng ấp đặc biệt sau sinh. Vì đây là một bước thông thường ở hầu hết các bệnh viện dành cho trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Sau khi sinh, bé yêu sẽ được kiểm tra lượng đường huyết, để nếu ở ngưỡng thấp thì trẻ sẽ được truyền đường tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, trẻ có thể được theo dõi các vấn đề hô hấp (sẽ không có vấn đề gì nếu phổi của trẻ đã được kiểm tra trước đó và cho thấy đủ trưởng thành để sinh) và xem trẻ có bị hạ đường huyết không (điều này phổ biến nhưng dễ điều trị). Mẹ hãy yên tâm vì trẻ sẽ sớm được trả về cho mẹ để mẹ có thể bắt đầu cho trẻ bú.

Xin nói thêm trong trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì trẻ sinh ra có khả năng bị vàng da do bilirubin hiện diện trong máu của trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể được điều trị bằng cách tiếp xúc gián tiếp với ánh sáng mặt trời hay các loại ánh sáng đặc biệt.

Sau khi sinh con khoảng 6 tuần, lượng đường huyết của mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ trở về mức bình thường vì nhau thai sản xuất những hóc môn gây kháng insulin đã hết. Một số bác sĩ cũng khuyến cáo mẹ thử nghiệm dung nạp đường glucose đường uống lúc ở tuần thứ 6 tới 12 sau sinh để kiểm tra bệnh tiểu đường.

Nếu đã từng mắc tiểu đường thai kỳ thì tốt nhất mẹ nên kiểm tra bệnh tiểu đường trong tương lai, vì mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tăng 60% nguy cơ tiến triển thành tiểu đường loại 2 sau này. Mẹ có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Ngoài ra, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có 40-50% khả năng bị tiểu đường trong lần mang thai kế. Vì vậy nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai này và có kế hoạch mang thai tiếp, hãy trao đổi với các chuyên gia trước để có những thay đổi cần thiết cho cuộc sống trước khi quyết định mang thai mẹ nhé.

Và sau tất cả, lời giải đáp mà mẹ nhận được từ thắc mắc bị tiểu đường có mang thai được không? ấy là được đấy nhưng có lẽ mẹ sẽ vất vả hơn 1 tí nhưng hãy chuẩn bị sẵn sàng vì việc mang thai và sinh con là một nghĩa vụ rất cao cả và thiêng liêng.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 519-522
  2. Pregnancy and Gestational Diabetes. Tham khảo tại: http://www.webmd.com/diabetes/guide/gestational_diabetes [Ngày 25 tháng 03 năm 2015]
  3. Chẩn đoán và điều trị đái thao đường thai kỳ. Tham khảo tại http://bacsinoitru.vn/f25/chan-doan-va-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky-682.html
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com