Nuôi con

Biểu hiện cho thấy trẻ thiếu tự tin

Sự tự tin sẽ giúp thanh thiếu niên dám nỗ lực và không ngại thử thách. Ngược lại, trẻ thiếu tự tin sẽ nhanh nản chí và chẳng làm được việc. Mẹ hãy tham khảo một số dấu hiệu bên dưới để sớm nhận biết và khắc phục tình trạng này ở con mình ngay nhé!

Mỗi lần đứng trước đám đông là Huy lại bẽn lẽn như con nít. Chị Phương lấy làm buồn lòng vì đã học cấp ba rồi mà con trai chị vẫn cứ nhút nhát như hồi nào. Mấy lần đi họp phụ huynh nhìn các bạn cùng lớp con mình đứng lên dõng dạc phát biểu ý kiến này nọ là chị lại chạnh lòng. Chị đang lưỡng lự không biết làm cách nào có thể giúp con trai tự tin vào bản thân, để con mạnh dạn và trưởng thành hơn.

Có rất nhiều trẻ vị thành niên “nhút nhát” như con trai chị Phương, nhưng không hẳn là do bản tính của các em mà có thể do hoàn cảnh và những yếu tố khác đã hạn chế hoặc kìm hãm sự tự tin của trẻ.

Do đó, giúp con xây dựng sự tự tin vào bản thân là cách mà cha mẹ có thể làm để góp phần củng cố và tạo dựng tính cách cho con.

Biểu hiện cho thấy trẻ thiếu tự tin

Sự tự tin giúp trẻ dám nỗ lực và không ngại thử thách

Điều quan trọng trên hết là cha mẹ cần dành thời gian bên cạnh con cái để thấu hiểu con hơn và sớm nhận ra các dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu tự tin. Dưới đây là một số biểu hiện thiếu sự tự tin ở trẻ:

  • Tránh tham gia các nhiệm vụ hoặc thử thách do sợ bị thua.
  • Bỏ cuộc khỏi các trò chơi hay các nhiệm vụ ngay khi thấy dấu hiệu thất bại hoặc khó hoàn thành.
  • Gian lận hoặc nói dối khi thua cuộc trong một trò chơi hoặc trận đấu thể thao.
  • Thể hiện hành vi thoái lui bằng cách hành động ngớ ngẩn hoặc trẻ con.
  • Thường tỏ ra hống hách hoặc cứng nhắc, để bù đắp cho cảm giác thiếu tự tin.
  • Thường biện minh cho những sai lầm và thiếu sót của bản thân bằng cách đổ lỗi cho người khác, bào chữa hoặc làm giảm tầm quan trọng của vấn đề.
  • Cho rằng thành công của mình là do sự may mắn hoặc số phận, không phải do khả năng và nỗ lực của bản thân.
  • Kết quả học tập bị giảm sút qua các năm học và thiếu sự hứng thú trong các hoạt động hàng ngày.
  • Rút khỏi các hoạt động xã hội, không còn hoặc ít liên lạc với bạn bè.
  • Tâm trạng hay thay đổi đột ngột biểu hiện qua sự buồn bã, khóc lóc, các cơn giận dữ bộc phát, tâm trạng thất vọng hoặc lặng lẽ tách mình ra.
  • Có xu hướng tự phê bình và đưa ra những đánh giá tiêu cực về bản thân như: “mình chẳng làm gì đúng cả”, “mình thật ngốc nghếch” hoặc “không ai muốn chơi với mình”.
  • Khó chấp nhận lời khen ngợi hay sự phê bình.
  • Quan tâm thái quá và rất nhạy cảm về những điều người khác nghĩ về mình.
  • Quá nhiệt tình với việc nhà hoặc không đụng chân đụng tay vào việc gì hết.

Ngay khi nhận biết trẻ thiếu tự tin, điều quan trọng lúc này cha mẹ cần giúp con củng cố và xây dựng sự tự tin vào khả năng của bản thân, việc này sẽ góp phần tạo dựng tính cách cho con bạn sau này




  1. Build your teenager’s self-esteem. Đọc thêm tại: <http://www.helpme2parent.ie/BuildSelf-Esteem.html>. [ngày 02 tháng 1 năm 2014]
  2. Ways to build your teenager’s self-esteem. Donald E. Greydanus, MD., F.A.A.P., Editor-in-chief and Philip Bashe, (eds) 2003, Caring for your teenager, Bantam books, USA
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com